Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.
- “ Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”
- “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”
→ Qua những câu văn đó ta thấy khao khát mãnh liệt được gặp mẹ của cậu bé Hồng, qua đó cũng thể hiện mong muốn giản dị của một đứa trẻ con là được mẹ âu yếm, vuốt ve vỗ về che chở.
1. +) giống nhau: +Đều là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật
+) khác nhau: + Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper... Hát là một kĩ năng để tạo ra âm thanh bằng giọng hát của chính mình và các âm thanh được phát ra lớn hơn so với nói chuyện bình thường bởi giọng và âm điệu.
Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.[1] Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội
+ Nhạc sĩ (hay còn được gọi là nghệ sĩ âm nhạc), theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, được hiểu là một người hoạt động chuyên nghiệp và nắm vững một ngành nghệ thuật âm nhạc nào đó. nhạc sĩ bao gồm tất cả những người hoạt động nghệ thuật âm nhạc như các nhà soạn nhạc (sáng tác giai điệu cho ca khúc), người hòa âm phối khí, nhạc trưởng chỉ huy và nghệ sĩ biểu diễn. là những người sáng tác âm nhạc, còn nghệ sĩ biểu diễn bằng giọng hát được gọi là ca sĩ, bằng nhạc cụ được gọi là nhạc công. Nhạc sĩ thường sáng tác những ca khúc và do chính họ thể hiện hay các ca sĩ thể hiện.
2) Bài làm
Tối hôm qua, em được bố mẹ cho đến quảng trường 2-4 để coi một buổi biểu diễn âm nhạc. Trong tất cả các ca sĩ, em thích nhất là ca sĩ Đông Nhi. Ca sĩ Đông Nhi nhẹ nhàng bước từ phía cánh gà ra sân khấu, cúi đầu chào khán giả. Cô mặc một chiếc váy màu đỏ, lấp lánh sặc sỡ sắc màu làm nổi bật thêm vẻ sôi động của cô.Khuôn mặt cô trắng hồng, có nhiều nét dễ thương. Mái tóc cô dái, bồng bềnh, nhẹ nhàng tựa như một dòng suối nhỏ. Đôi mắt cô hiền dịu, chứa chan bao niềm tin, hi vọng. Vầng trán cao, thông minh. Trên khuôn mặt thanh tú ấy, cái mũi sọc dừa làm cho cô đẹp lên rất nhiều. Đôi môi màu hồng nhạt, khi cười nhìn cô tươi như hoa, đó hoa hông vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay cô tròn trịa, trắng trẻo trông rất duyên dáng. Ca sĩ Đông Nhi xinh đẹp với bài hát Boom Boom. Bài hát có giai điệu sôi động khiến cho ai nghe cũng muốn hát theo. Có lúc ca sĩ Đông Nhi còn đi xuống bắt tay, cúi đầu chào khán giả. Sau khi bài hát kết thúc, những tràng vỗ tay, những bó hoa tười thắm dành tặng cho ca sĩ Đông Nhi. Sau buổi biểu diễn, có rất nhiều người đã dành tặng hết những lời khen cho cô. Em rất thích ca sĩ Đông Nhi.
REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !
ngắn thôi bạn ơi