Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
Làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trấn, củng cố quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tinh hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
Tham khảo:
- Kết quả: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
- Ý nghĩa: Làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trấn, củng cố quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tinh hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
Tham khảo!!!
- Nội dung: từ cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã từng bước tiến hành nhiều chính sách cải cách khá hệ thống trên hầu hết các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục,…) nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiện cuối thời Trần.
- Kết quả: bước đầu ổn định được tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước; tuy nhiên, một số chính sách còn bộc lộ điểm hạn chế, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu phục và đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ.
Lĩnh vực | Nội dung cải cách | Ý nghĩa |
Kinh tế, xã hội | - Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường. - Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô. | - Thúc đẩy kinh tế phát triển. - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất. - Chế độ thuế khóa nhẹ và công bằng hơn. - Góp phần ổn định xã hội. |
Quân sự | - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ để phòng thủ ở những nơi hiểm yếu. - Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,... - Biên vào sổ hộ tịch các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. | - Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao. - Số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần. |
Văn hóa, giáo dục | - Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục; - Chấn chỉnh lại chế độ học tập và thi cử; mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu. - Tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. + Đề cao chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương; dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. | - Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước. - Giáo dục, khoa cử có bước phát triển theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn. - Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao. |
Chính trị
- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.
Kinh tế - tài chính
- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Xã hội
- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa - giáo dục
- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Quân sự
- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.
- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.
- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.
Tham khảo: Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội.
- Về kinh tế:
+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.
+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.
- Về xã hội:
+ Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì đã nổ ra như: khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội),...
- Về chính trị:
+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.
+ Xung đột, chiến tranh giữa Chămpa với Đại Việt kéo dài gây tổn thất nặng nề. Ở phía bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược.
=> Yêu cầu khách quan đặt ra cho Đại Việt lúc này là phải giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
- Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.
- Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham hành động,…
- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tham khảo:
Lĩnh vực | Nội dung | Kết quả | Ý nghĩa |
Chính trị, Hành chính | - Sửa đổi chế độ hành chính. - Ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. - Dời đô về Tây Đô. | - Bộ máy hành chính được thống nhất từ trung ương đến địa phương. | - Bước đầu xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặn chẽ. |
Quân sự | - Tuyển chọn tướng lĩnh trẻ tuổi, có năng lực; thải hồi người yếu, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương. - Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội - Cải tiến vũ khí, xây dựng hệ thống phòng thủ. | - Lực lượng quân đội chính quy được tăng cường. - Chế tạo được súng thần cơ và cổ lâu thuyền. - Xây dựng thành Đa Bang, thành Tây Đô,… | - Tiềm lực quốc phòng của đất nước được nâng cao. |
Kinh tế | - Ban hành tiền giấy. - Đặt phép hạn điền. - Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. - Cải cách thuế đinh và tô ruộng. | - Tiền giấy được đưa vào sử dụng thay thế tiền đồng. - Hạn chế sở hữu ruộng tư, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước. - Thuế khóa nhẹ và công bằng hơn. | - Thúc đẩy kinh tế phát triển. - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
|
Xã hội | - Ban hành phép hạn nô. - Đặt Quảng tế để chữa bệnh cho dân. | - Chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô. | - Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc. |
Văn hoá, Giáo dục | - Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều. - Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc. - Sửa đổi chế độ thi cử; mở trường học ở các lộ, phủ, châu,… | - Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước. - Giáo dục và khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn. | - Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa - giáo dục. - Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao. |
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
- Tác dụng:
+ Ổn định tình hình xã hội.
+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.
+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.
+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.
- Hạn chế:
Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.
=> Triều Hồ khó vững.