Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi đến Việt Nam:
- Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ (thức thời) ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, như: Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ; Đặng Tử Kính, Đặng Thái Luân,…
- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi là hai trong những nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Ví dụ:
+ Phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị,…
+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng với ông đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam”.
TK
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...
Tham khảo
- Chia sẻ hiểu biết về Ô-li-vơ Crôm-oen:
+ Trong Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Ô-li-vơ Crôm-oen là người lãnh đạo quân đội Quốc hội chống lại các lực lượng bảo hoàng, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Anh.
+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (năm 1649), Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.
+ Trong những năm 1653 - 1658, Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu chính quyền độc tài quân sự ở Anh. Sau khi ông mất (năm 1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ, khiến cho nền quân chủ được phục hồi.
- Chia sẻ hiểu biết về Oa-sinh-tơn:
+ Oa-sinh-tơn là người lãnh đạo quân đội của 13 thuộc địa Bắc Mỹ chiến đấu chống lại ách cai trị của thực dân Anh.
+ Ông là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Tham khảo:
Theo em, để đất nước phát triển, cần biết nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức tiến bộ của các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, từ đó, áp dụng vào để cải cách, thay đổi những thứ đã lạc hậu, bất hợp lí còn tồn tại ở đất nước mình trên tất cả các phương diện, hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.
Tham khảo
- Chia sẻ hiểu biết về Phan Đình Phùng:
+ Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua Tự Đức. Khi vua Hàm Nghi ở thành Tân Sở (Quảng Trị), ông nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885). Sau đó, ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo phong trào Cần vương.
+ Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến khi hi sinh (năm 1895).
- Chia sẻ hiểu biết về Hoàng Hoa Thám:
+ Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+ Thực dân Pháp vừa khiếp sợ, vừa nể trọng tài năng chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nên gọi ông là “Hùm xám Yên Thế”.
Tham khảo: Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896)
- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.
- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.
- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.
- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.
Tham khảo
* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.
+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tham khảo
* Chia sẻ hiểu biết về C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
+ C. Mác (1818 - 1883) sinh ra trong gia đình trí thức tại Đức, đỗ Tiến sĩ Triết học năm 23 tuổi. Vì các quan điểm cấp tiến, Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở Luân Đôn (Anh). Cùng với Ăng-ghen, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và con đường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để xây dựng xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột.
+ Ph. Ăng-ghen sinh ra trong gia đình chủ xưởng tại Đức. Ông là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác. Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
* Chia sẻ hiểu biết về tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tham khảo
Sơ đồ 1: Cuộc Duy tân Minh Trị
Sơ đồ 2: Cách mạng Tân Hợi
Tham khảo
♦ Trình bày sơ lược về cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân bùng nổ:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
+ Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng.
=> Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành Cách mạng Tân Hợi nhằm: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hòa.
- Các sự kiện chính của Cách mạng Tân Hợi:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.
+ Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.
+ Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.
+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh; thiết lập chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc; ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
♦ Vai trò của Tôn Trung Sơn:
- Đề ra học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”;
- Sáng lập tổ chức Trung Quốc đồng minh hội (tổ chức này lấy học thuyết tam dân làm cương lĩnh).
- Cùng với Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo cách mạng Tân hợi, lật đổ chính quyền Mãn Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.
- Trải qua nhiều thế kỉ thế kỉ, người Kinh (Việt) cùng đồng bào dân tọc Chăm, Chơ Ro, Hoa, Khmer, Mạ, Xiêng chung sống thân thiện cùng nhau khai phá đất hoang lập làng bản, chống áp bức, chống ngoại xâm đã hình thành nên cộng đồng dân cư ở BR-VT
Chắc vậy á :)))))))))))
Tham khảo
- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:
+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.
+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:
+ Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.
+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:
+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.
+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:
+ Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.
+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.