Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…
Tham khảo:
- Thực dân Pháp (TDP) duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân; thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy
- Thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”.
- TDP thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng.
- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực dân Pháp đã thể hiện sự “khai hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị. Tuy người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình.
- Trên lĩnh vực y tế, hầu như người dân không được hưởng sự chăm sóc y tế, thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng gây tử vong.
Tiêu cực:
* Nền kinh tế
- Tài nguyên của Việt Nam bị vơ vét
- Nông nghiệp không phát triển; bị bóc lột nặng nề, bị mất đất
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hụt nặng.
- Thị trường Việt Nam bị Pháp độc chiếm.
Tham khảo:
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…
Chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
1. Ảnh hưởng về kinh tế: - Chế độ thực dân Pháp đã khai thác tài nguyên và lao động của Việt Nam để phục vụ cho lợi ích của Pháp. Việt Nam trở thành một nền kinh tế thuần nông, chủ yếu sản xuất các mặt hàng nông nghiệp và nguyên liệu cho công nghiệp Pháp. - Hệ thống thuế và chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và tạo ra sự bất công trong phân phối tài nguyên và cơ hội kinh doanh. - Pháp đã xây dựng hạ tầng kinh tế như hệ thống đường sắt, cảng biển và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho lợi ích của Pháp và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của Việt Nam.
2. Ảnh hưởng về chính trị: - Chế độ thực dân Pháp đã thiết lập một chính quyền đô hộ, không cho phép dân chủ và tự do chính trị. Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp và bị kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Pháp. - Chế độ thực dân đã đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập và tự do của người dân Việt Nam, dẫn đến sự bất mãn và phản kháng từ phía dân chúng.
3. Ảnh hưởng về xã hội: - Chế độ thực dân đã gây ra sự chia rẽ trong xã hội Việt Nam, tạo ra sự phân cấp và bất bình đẳng. Người Pháp và người Việt Nam được đối xử khác biệt và có các quyền lợi và đặc quyền khác nhau. - Chế độ thực dân đã đàn áp và cấm các hoạt động xã hội của người dân, gây ra sự suy thoái về văn hóa và giáo dục.
4. Ảnh hưởng về văn hóa: - Chế độ thực dân đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Văn hóa truyền thống và giá trị của người Việt bị đe dọa và suy thoái dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
- Ngôn ngữ Pháp được đưa vào giáo dục và hành chính, gây ra sự mất mát và suy thoái của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam truyền thống.
Tóm lại, chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị.
Tham khảo:
♦ Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế:
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…
- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.
♦ Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á. Ví dụ:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có sự thay đổi.
- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…
Đáp án: C
Giải thích: Mục…2….Trang….139..SGK Lịch sử 11 cơ bản
- Kinh tế: Thực dân Pháp đã tận dụng tài nguyên và lao động của các nước Đông Dương để phục vụ cho lợi ích của nước này. Họ thiết lập các hệ thống khai thác tài nguyên, như mỏ than, cao su, cà phê, cây điều, gạo, và buộc các nông dân và công nhân địa phương làm việc trong các trang trại và nhà máy của họ.
- Chính trị: Thực dân Pháp thiết lập chế độ thực dân và áp đặt quyền lực của mình lên các nước Đông Dương. Họ lập ra các cơ quan quản lý thuộc địa và áp đặt luật pháp và hệ thống quản lý của Pháp.
- Xã hội: Thực dân Pháp đã áp đặt hệ thống xã hội phân biệt chủng tộc và giai cấp. Họ tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa người Pháp và người địa phương, với người Pháp được coi là tầng lớp thống trị và người địa phương bị coi là tầng lớp thấp hơn.
- Văn hóa: Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa của các nước Đông Dương. Họ áp đặt ngôn ngữ Pháp, giáo dục Pháp và các giá trị văn hóa Pháp lên dân chúng.
* Chuyển biến về kinh tế
- Chuyển biến tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.
+ Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
+ Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),...
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.
+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.
* Chuyển biến về xã hội
- Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:
+ Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
- Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:
+ Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước.
- Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX.
* Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:
- Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.
- Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Về mặt kinh tế, thực dân Pháp có những ảnh hưởng tích cực như khai thác tài nguyên và xây dựng nền công nghiệp thuộc địa. Thành thị cũng phát triển và đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, việc vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa là một trong những mục đích của công cuộc khai thác. Đồng thời, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách không bền vững, nông nghiệp và công nghiệp phát triển không đồng đều và thiếu hẳn công nghiệp nặng. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về mặt xã hội, xã hội Việt Nam đã trải qua sự xuất hiện của những tầng lớp mới bên cạnh những giai cấp cũ liên tục bị phân hoá. Các tầng lớp mới bao gồm:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: một số đại diện của tầng này đã đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên, vẫn có một số địa chủ vừa và nhỏ với tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: đông đảo và bị áp bức bóc lột nặng nề, tuy nhiên, họ đã sẵn sàng hưởng ứng và tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: bao gồm các nhà thầu khoán, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, tuy nhiên, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đây là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: bao gồm những người xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... Đời sống của họ khổ cực, tuy nhiên, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Tình trạng đời sống của nhân dân vẫn còn khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.