Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì biến đổi khí hậu là một điều tất nhiên Không ai có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra nên ta phải thích ứng với nó
Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Khi mực nước biển dâng cao; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt của nhiều vùng.
Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán.
Biến đổi khí hậu với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mò n và sụt lở đất sẽ thúc đẩy sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn, tăng nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý, hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh
Tham khảo :
- Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
- Các dạng: Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác nhân sinh học (virut) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
- Hậu quả: Phần lớn, đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
- Ý nghĩa: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
Tham khảo
- Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết mọi người. Mức độ đột biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ đâu từ khối cấu tạo DNA đơn lẻ (cặp cơ sở) đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể bao gồm nhiều gen.
Các dạng đột biến gen
1. Đột biến thay thế ...
2. Đột biến vô nghĩa. ...
3. Ảnh: Đột biến chèn. ...
4. Đột biến mất điểm. ...
Nguyên nhân
- Cơ chế phát sinh đột biến gen là do bắt cặp không đúng trong nhân đôi DNA (không theo nguyên tắc bổ sung), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang được tổng hợp phải trải qua quá trình tiền đột biến mới xuất hiện đột biến. Các base nito thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc là: dạng thường và dạng hiếm.
Tác hại
Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì đột biến gen thể hiện ra kiểu hình. Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên. Từ đó gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.
vì Trái Đất đang nóng lên nên con sẽ có sự biến đổi khí hâu lơn do đó con người phải thích ứng
để làm giảm những tác động có hải của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ , đời sống và sd những lợi ích mà biến đổi khí hậu mạng lại
Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:
Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).
Chia sẻ tổn thất. Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.
Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.
Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.
Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.
Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.
Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.
Hiểu biết về thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai, và điều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng. Nghiên cứu về thích ứng với khí hậu hiện tại chỉ rõ rằng các hoạt động thích ứng hiện nay của con người không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ phải có. Những thiệt hại nặng nề ngày càng gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm hoạ thiên nhiên luôn đi kèm với các hiện tượng bất thường của khí quyển. Tuy nhiên, không thể qui kết những thiệt hại này chỉ do các hiện tượng đó mà còn do sự thiếu sót trong chính sách thích ứng (cũng có thể gọi là sự điều chỉnh) của con người, trong vài trường hợp sự thiếu sót đó còn gia tăng thiệt hại.
Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Sự sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu. Cũng tương tự như vậy trong các hệ thống kinh tế – xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội (ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước…) đều thích ứng ở một mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Ví dụ, có sự thích ứng của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác. Mỗi lĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác. Thích ứng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chu trình sản phẩm ngắn. Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàng năm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sự thay thế lâu dài hơn, còn rừng thì có một chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ. Những sự đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốn kém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư. Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế – xã hội ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về bản chất tác động, là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hoá. Vì thế các nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH trong tương lai cũng phải tính đến những biến đổi khác. Cũng do đó, cần phải hiểu tại sao những kịch bản về khí hậu trong tương lai cần được dự đoán kèm với những kịch bản kinh tế – xã hội, mặc dù biết rằng điều đó sẽ làm tăng đáng kể sự thiếu chính xác của dự đoán. Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khả năng thích ứng
Các hiệu ứng nhà kính: làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh
- Khi ánh sáng MT chiếu vào Trái Đất một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian.
- Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt trời ko cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh ,nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái đất nóng lên .
-> Sự tăng nồng độ các khí nhà kính làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên và làm biến đổi khí hậu .
Đặc điểm khí hậu Đồng bằng sông Hồng:
Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Hồng:
Mới đây các nhà khoa học đã đưa ra công bố về mức độ tổn thương của khu vực sông Hồng, miền Bắc Việt Nam trước nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH).
Theo đó phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường mới được áp dụng tại khu vực cửa sông Hồng được kế thừa từ các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương đới ven biển do các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như dâng cao mực nước biển của Cục Địa chất Mỹ và Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương đới ven biển của Pethick,J.B and Crooks có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, yếu tố gây tổn thương tới tài nguyên, môi trường cửa sông Hồng được xác định gồm 2 nhóm chính, đó là: Các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường;
Các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như các vật chất tạo thành địa chất ven biển như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...
Kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến từ các yếu tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người được phân vùng nghiên cứu. Theo đó, có tới 70% diện tích vùng nghiên cứu nằm trong mức độ nguy hiểm trung bình và tương đối cao phân bố ở thị trấn Tiền Hải, Ngô Đồng và các xã ven biển Hồng Thuận, Giao Nhân, Giao Than (Thái Bình), Cồn Thủ, Cồn Vành và Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Vùng có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao chiếm 16% tại khu vực ven biển như Giao An, Giao Hưng (Nam Định), Hồng Tiến (Thái Bình), phía Nam cửa sông Ba Lạt và vùng có mức độ tổn thương thấp chiếm khoảng 14%.
Điều đáng lưu ý là các tai biến có mức độ nguy hiểm không giống nhau đối với hệ sinh thái khác nhau như dâng cao mực nước biển yếu tố nguy hiểm nhất đối với hệ sinh thái nước lợ, còn đất ngập nước ngọt (vùng cửa sông phía đất liền) bị tác động mạnh của nước dâng do bão, mưa lũ hay thay đổi độ mặn...