K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Từ thời nguyên thủy cho đến năm 938, cư dân Quảng Ninh có những đặc điểm kinh tế xã hội sau:

  1. Kinh tế: Cư dân Quảng Ninh chủ yếu sống bằng nghề săn bắt, đánh cá, thu thập và chăn nuôi. Họ sử dụng các công cụ làm từ đá, gỗ và xương để sản xuất và chế tạo. Ngoài ra, cư dân cũng có sự phát triển về nghề trồng trọt và chế biến nông sản.

  2. Xã hội: Cư dân Quảng Ninh sống theo hình thức chủng tộc và tộc ngữ, tổ chức thành các cộng đồng nhỏ. Họ sống trong các làng và thường có hệ thống phân công công việc theo từng gia đình hoặc theo từng nhóm nghề. Các quyền lợi và trách nhiệm xã hội được quy định bởi các quy tắc và phong tục truyền thống của cộng đồng.

  3. Văn hóa: Cư dân Quảng Ninh có nền văn hóa phong phú và đa dạng, được thể hiện qua các nghệ thuật dân gian như hát ru, múa lân, múa sạp, và truyền thuyết dân gian. Họ cũng có các nghi lễ và tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng, thường liên quan đến việc tôn vinh thiên nhiên và tổ tiên.

  4. Quan hệ với các vùng lân cận: Cư dân Quảng Ninh có mối quan hệ thương mại và giao lưu văn hóa với các vùng lân cận, như Trung Quốc, các vùng miền núi phía Bắc và các đồng bằng sông Hồng. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển các mối quan hệ chính trị và kinh tế trong tương lai.

Tham khảo:

Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Quảng Ninh

 

 

 

Tiền sử Quảng Ninh được biết sớm nhất là ở các địa điểm thuộc Văn hóa Soi Nhụ. Vào thời kỳ của các văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, khoảng 18.000 năm về trước, lúc băng hà lần cuối cùng phát triển, mực nước biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 -120 mét dưới mực nước biển hiện tại. Lúc đó vịnh Bắc Bộ, trong đó có vịnh Hạ Long là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trên vùng đất khoảng vài nghìn km2 của Quảng Ninh và khu vực Vịnh Hạ Long bây giờ là một đồng bằng cổ. Ở đây đã tồn tại một cộng đồng cư dân tiền sử lớn. Họ sống trong các hang động đá vôi, trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn cùng thời đã sáng tạo ra một nền văn hóa song song tồn tại với các văn hóa Hòa Binh và Bắc Sơn, đó là nền Văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

Mặc dù các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, song với khối tư liệu thu được sau cuộc khai quật di chỉ Đầu Rằm, có thể nói rằng từ tiền sử tới sơ sử Quảng Ninh là một quá trình phát triển liên tục, không hề có bất cứ một đứt đoạn nào. Việc phát hiện các di tích sơ sử tại Quảng Ninh cũng đã góp phần khẳng định rằng vào thời Hùng Vương, Quảng Ninh đã thực sự là một bộ phận của quốc gia Văn Lang.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, ngay từ thời Hùng Vương, đất nước ta đã được chia thành 15 bộ, trong đó có các bộ Ninh Hải, Lục Hải. Tất nhiên địa bàn của bộ Ninh Hải, Lục Hải thời đó không hoàn toàn trùng với địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, ngoài Quảng Ninh thì tối thiểu hai bộ đó còn bao gồm một phần Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và một phần Lưỡng Quảng (bao gồm một phần của 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc) ngày nay, nhưng trung tâm của Ninh Hải, Lục Hải chính là khu vực tỉnh Quảng Ninh bây giờ.

Lịch sử Ninh Hải - Lục Châu và sau này là Hải Đông là cả một thời kỳ dài liên tục đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng, phát triển. Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ, có lẽ rất hiếm có một vùng đất nào mà hai nhiệm vụ, cũng là hai sự nghiệp ấy lại thể hiện rõ ràng như trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc này. Trong suốt mười thế kỷ ấy, đất Hải Đông đã ghi dấu những chiến công lừng lẫy nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, với ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Không những thế, miền đất này cũng đã từng chứng kiến những công cuộc phát triển kinh tế phồn vinh nhất dưới thời phong kiến, đặc biệt với thương cảng Vân Đồn lịch sử.

Hải Đông không chỉ là một chiến trường hào hùng, nó cũng không chỉ là một khu vực phát triển kinh tế đầy sôi động mà còn là một trong những cái nôi văn hóa thời phong kiến độc lập, tự chủ ở nước ta. Với Yên Tử non thiêng, Hải Đông đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất, thâm trầm nhất trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

Sử liệu về thời Lý - Trần còn lại quá ít ỏi, không cho phép chúng ta hiểu đầy đủ về quá trình biến đổi của đất Hải Đông. Tuy nhiên, về đại thể có thể biết được là năm 1023, sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của người Đại Nguyên Lịch (tên một dân tộc thiểu số ở vùng biển Việt Trung), nhà Lý đổi trấn Triều Dương thành châu Vinh An, xác định biên giới đông bắc của Đại Việt. Ít lâu sau, cả vùng Ninh Hải - Lục Châu cũ được đặt thành một phủ: phủ Hải Đông. Khoảng năm 1242, nhà Trần nâng Hải Đông lên thành lộ và đến cuối thế kỷ XIV thì đổi gọi là An Bang. Đông Triều bấy giờ còn là một châu của lộ Hải Dương.

Cùng với sự phát triển của đất nước, cư dân An Bang cũng ngày càng tăng, ruộng đất làng xóm được mở rộng, các đơn vị hành chính như huyện Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều, các châu Tiên Yên, Vĩnh An, Vân Đồn, Vạn Ninh đã được hình thành. Tổ tiên nhà Trần, vào cuối đời Lý đã đến ở vùng An Sinh (thuộc Đông Triều) làm nghề đánh cá. Sau này khu vực An Phụ, An Dưỡng, An Sinh và An Bang được đặt thành thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông. Nhà Trần tuy phát tích ở đất Thiên Trường (Nam Định) song vẫn nhớ về quê gốc Đông Triều nên lăng mộ các vua Trần đều được di dời về đây. Vùng thái ấp này biến thành khu mộ các vua nhà Trần.

Vào đời Lê Anh Tông (1556 - 1573) vì kỵ húy nhà vua đổi gọi An Bang thành An Quảng. Đến thời nhà Tây Sơn, các trấn từ Sơn Nam Hạ và Bắc được đổi gọi là Bắc Thành. Phủ Kinh Môn với 7 huyện, trong đó có cả Đông Triều đã được sáp nhập vào An Quảng. Lúc này An Quảng trở thành một trấn lớn.

Sau 24 năm chinh chiến với nhà Tây Sơn, đến ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã thu phục được Kinh đô Phú Xuân và năm 1802 chính thức lên ngôi Hoàng đế. An Quảng được giữ nguyên là một ngoại trấn, với một phủ Hải Đông, ba huyện Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong và ba châu Vạn Ninh, Tiên Yên và Vân Đồn.

Năm Minh Mạng thứ ba, trấn An Quảng được đổi tên thành trấn Quảng Yên. Đến năm 1831, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh do Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) kiêm quản. Năm 1836, phủ Hải Đông được đổi tên gọi là phủ Hải Ninh, châu Vân Đồn được gộp vào huyện Hoa Phong và được gọi là tổng Vân Hải. Sau đó, nhà Nguyễn tách huyện Hoành Bồ, huyện Hoa Phong và huyện Yên Hưng ra khỏi phủ Hải Đông lập thành phủ Sơn Định, cho tri huyện Hoành Bồ kiêm quản.

Vào đầu thế kỷ XIX, do ít nhiểu tiếp xúc với tư bản phương Tây và nền kinh tế của họ nên nghề khai mỏ đã được nhà nước chú ý hơn. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên thì dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840), người ta đã bắt đầu khai thác than đá tại Đông Triều. Tháng 12 năm 1839, năm Minh Mạng thứ 20, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin thuê dân phu khai thác than đá tại núi An Lãng (xã Yên Thọ, huyện Đông Triều) và được Minh Mạng đồng ý. Như vậy là mãi cho đến năm 1839 thì nhà nước mới đứng ra khai thác than đá theo quy mô lớn, nhưng từ trưóc dó, nhân dân cùng đã biết lấy than đá.

Có thể nói, gói trọn một thiên niên kỷ dưới các triều đại phong kiến độc lập, lịch sử của mảnh đất Quảng Ninh cũng chính là lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước hào hùng của cha ông ta. Những thử thách gay go nhất, khốc liệt nhất đối với bản lĩnh của dân tộc đều diễn ra trên mảnh đất này. Những chiến công vang dội nhất cũng đã từng được mảnh đất và con người Quảng Ninh chia sẻ. Không những thế, mảnh đất này còn đóng vai trò là một động lực, một trung tâm phát triển mọi mặt của đất nước khi thanh bình. Đến khi quốc gia phong kiến độc lập không trụ nổi trước sức mạnh xâm lược của tư bản phương Tây, Việt Nam trở thành một thuộc địa dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, thì vùng đất Đông Bắc giàu tài nguyên than đá này lại trở thành một vùng điển hình của tội ác khai thác thuộc địa. Nhưng từ nỗi thống khổ bị áp bức và bóc lột, vùng đất này đã kế tục mạnh mẽ truyền thống yêu nước, truyền thống bất khuất kiên cường của mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã viết nên những chương sử mới. Đó là thời kỳ Vùng Mỏ trở thành cái nôi sinh thành đội ngũ công nhân và những trang đấu tranh oanh liệt lại bắt đầu.

Sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng năm 1858 đã mở đầu một trang sử mới trên đất nước ta. Đúng 25 năm sau, vào ngày 12-3-1883, sau khi đánh chiếm xong Hà Nội, 500 lính Pháp do đích thân Henri Rivière - tên tổng chỉ huy cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai cầm đầu - đã tiến hành đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh. Kể từ đó, Quảng Ninh đã cùng toàn thể dân tộc ta chịu chung ách thống trị dã man của thực dân Pháp. Nhưng cũng chính sự xâm lăng, ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bọn chúng đã làm bùng lên ngọn lửa căm thù, đã thức tỉnh truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất đấu tranh chống xâm lược của toàn thể dân tộc ta nói chung và của ngưòi dân Quảng Ninh nói riêng. Chính chúng “cùng góp phần" biến Quảng Ninh trở thành cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, trở thành trường rèn luyện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giác ngộ ý thức giai cấp cho giai cấp công nhân Việt Nam - một giai cấp duy nhất trong thời đại mới có thể tập hợp được lực lượng của toàn thể dân tộc, có thể phát huy được truyền thống bất khuất hàng ngàn năm của cha ông, đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phát xít xâm lược và đủ loại tay chân của chúng cho đến thắng lợi cuối cùng.

Trong giai đoạn từ 1885 đến những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp đã liên tiếp và rầm rộ nổi lên tại vùng Đông Bắc nước ta. Có khi trên một địa bàn như đảo Cái Bầu, đảo Cái Bàn, vùng rừng núi huyện Đông Triều có tới hai, ba cuộc nổi dậy một lúc, có cuộc kéo dài gần chục năm trời. Nhìn chung, phong trào chống Pháp tại vùng đất Quảng Ninh trong thời kỳ này là một phong trào dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc dưới ngọn cờ yêu nước. Hoàn toàn trái với các tính toán của thực dân Pháp, trong quá trình xâm lược và bước đầu khai thác của chúng, tầng lớp công nhân mỏ Quảng Ninh tiền bối đã nảy sinh và ngày càng lớn lên. Vốn xuất thân từ những người nông dân có truyền thống dân tộc lâu đời, mang trong lòng ngọn lửa căm thù sôi sục đối với quân xâm lược Pháp, cũng chính là bọn thực dân đang áp bức, đọa đày họ trong nhà máy, hầm mỏ, người thợ mỏ Quảng Ninh ngay trong giai đoạn đầu đã rất nhạy bén với vấn đề dân tộc, sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chung của dân tộc. Dần dần cùng với sự phát triển về số lượng, thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, người thợ mỏ Quảng Ninh cũng ngày càng trưởng thành vể chất lượng, sớm đi đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đó “cẩm nang thần kỳ" trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.

Quá trình đẩy mạnh khai thác của tư bản Pháp tại Quảng Ninh đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc xã hội, làm cho khu mỏ trở thành nơi phân chia rõ ràng giữa hai tầng lớp thống trị - bọn chủ mỏ thực dân và bè lũ tay sai của chúng với tầng lớp bị trị - đó là đội ngũ công nhân mỏ và đồng bào các dân tộc trên đất Quảng Ninh. Song song với quá trình phân hóa ấy là sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh. Đó chính là một quá trình chuyển hóa của giai cấp công nhân mỏ từ tự phát lên tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chưa có Đảng đến có một chính đảng của mình.

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ vua quan phong kiến để giành dộc lập dân tộc và xây dựng nền dân chủ nhân dân, rồi tiến lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Quảng Ninh, nơi vùng mỏ lầm than “địa ngục trần gian” thì sức hưởng ứng mạnh mẽ là một tất yếu lịch sử. Đương nhiên, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ninh hoàn toàn không dễ dàng, giặc Nhật còn ngoan cố chưa đầu hàng thì quân Tưởng tràn đến kéo theo bọn Việt gian phản động đã được nuôi dưỡng từ trước, bọn phản động người Hoa cũng nổi lên nắm quyền hành, hàng ngàn tên thổ phỉ hoành hành và sau đó quân Pháp đã quay lại chiếm ngay Cô Tô, Vạn Hoa... Do vị trí đặc biệt là vùng biên giới, vùng rừng núi, lại là vùng “vàng đen" – những yếu tố tạo nên những thuận lợi ở nhiều thời kỳ thì lúc này lại là tiền đề tạo nên những khó khăn chồng chất. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trở nên hết sức gay go, quyết liệt, phức tạp, thật sự là một cuộc giành giật và tốn không ít xương máu.

Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 11 năm 1945, chính quyền nhân dân được thiết lập trên toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Yên. Gần một năm sau ngày tổng khởi nghĩa, Hải Ninh mới hoàn thành về cơ bản việc giành chính quyền trong tỉnh. Trừ hai huyện Hà Cối, Ba Chẽ và quần đảo Cô Tô lúc này còn bị tàn quân Pháp và bọn phỉ chiếm đóng, tất cả các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh đã được giải phóng và có chính quyền cách mạng của nhân dân.

Để thống nhất chỉ đạo kháng chiến, ngày 31 tháng 3 năm 1947, liên tỉnh Quảng Hồng được thành lập bao gồm tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và các huyện Thủy Nguyên, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Đến tháng 8 năm 1947, phần lớn địa bàn hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn được sáp nhập vào liên tỉnh Quảng Hồng. Ngày 16 tháng 12 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã quyết định tách tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh vận, quân và dân Hải Ninh, Quảng Yên, Hòn Gai đã làm tan rã một mảng lớn lực lượng vũ trang của địch trên chiến trưòng Đông Bắc, góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn của chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 22 tháng 2 năm 1955, theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Động, Linh Môn, Nam Sách, Chí Linh) đã được thành lập. Khu ủy Hồng Quảng đã phát động phong trào đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuẩn bị tiếp quản vùng mỏ, đưa lực lượng vào thị xã Quảng Yên làm nhiệm vụ. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, bộ đội ta tiếp quản các thị xã Quảng Yên, Cửa Ông, Cẩm Phả trong không khí tưng bừng náo nhiệt của nhân dân. Ngày 24 tháng 4, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã bước xuống khoang của chiếc tàu há mồm rời bến Bài Cháy. Tiếp theo đó, Đại đội 915 của khu đội Hồng Quảng đã tiến vào tiếp quản thắng lợi đảo Bạch Long Vĩ. Mảnh đất cuối cùng của khu Hổng Quảng đã được hoàn toàn giải phóng. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Ninh đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25 tháng 4, tại thị xã Hòn Gai, quân dân Hồng Quảng mít tinh trọng thể mừng giải phóng.

Phát huy khí thế chiến thắng, quân và dân vùng Đông Bắc lại bước vào một giai đoạn cách mạng mới: xây dựng miền Bắc XHCN, tiếp tục chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Để triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, từ năm 1961 đến năm 1965, Đảng bộ khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã trải qua hai kỳ đại hội. Đó là Đại hội đại biểu lần thứ V (kỳ II) từ ngày 16-1 đến ngày 2-2-1961 và lần thứ VI từ ngày 10-6 đến ngày 16-6-1963 của Đảng bộ Hải Ninh; Đại hội đại biểu lần thứ I (kỳ 10) từ ngày 31-1 đến ngày 9-2-1961 và Đại hội Đại biểu lần thứ II từ ngày 11-9 dến ngày 16-9-1963 của Đảng bộ Hồng Quảng.

Ngày 30-10-1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết dịnh hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Từ ngày 1-1-1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Đó là những dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên đà phát triển thì nhân dân ta lại phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bị thua đau trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom và bắn phá miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng, kịp thời đập tan cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Với khẩu hiệu “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", nhân dân Quảng Ninh bất chấp bom đạn ác liệt, vừa sản xuất tốt, vừa chiến đấu giành thắng lợi, bảo vệ và ổn định đời sống nhân dân.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 tạo một bước ngoặt lịch sử đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với cả nước trong khí thế bừng bừng thắng lợi đó, nhân dân Quảng Ninh đã bước vào một giai đoạn mới với nhiều thuận lợi. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn song nhìn chung Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết, phấn đấu khắc phục khó khăn đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ III, hoàn thành nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế...

Đại hội Đảng toàn quổc lần thứ VI đã khẳng định đường lối đổi mới, mở ra một hướng đi mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VI tới lần thứ XI nêu ra, trong thời gian từ năm 1986 đến nay, các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành đánh giá tình hình về mọi mặt với sự nhìn nhận đầy đủ, khách quan, đúng sự thật những ưu điểm và khuyết điểm, trên cơ sở đó đề ra chủ trương, nhiệm vụ phấn đấu từng bước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tranh thủ những thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng khả năng tích lũy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đội ngũ công nhân mỏ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước vượt qua thử thách, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, anh dũng đấu tranh, cần cù sáng tạo trong lao động, ra sức phát triển kinh tế xã hộỉ. Tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến vững chắc, nhiều tiềm năng to lớn được phát huy. Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, quy mô và sức cạnh tranh được nâng lên rõ rệt; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với cả nước; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Bám sát mục tiêu thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Văn hóa - xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được củng cố, chủ quyền biên giới trên đất liền và biển đảo được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tăng cường theo hướng hiệu quả, thiết thực hơn. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến rõ nét theo hướng đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế; dân chủ trong đời sống chính trị, xã hội được quan tâm, phát huy… Những thành tựu nổi bật đó đã tạo cho Quảng Ninh một vị thế mới, làm tiền đề vững bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững./

14 tháng 12 2021

bạn viết dài quá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 tháng 10 2019

- Kinh tế:

   + Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn.

   + Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

- Xã hội:

   + Sự phân công lao động hình thành và sự xuất hiện lam, bản, và bộ lạc.

   + Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

   + Bắt đầu có sự phân chia giàu – nghèo.

31 tháng 3 2017

Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

31 tháng 3 2017

Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

21 tháng 4 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.

2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:

+ Sản xuất nông nghiệp.

+ Nghề thủ công.

+ Khai thác lâm sản.

+ Buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:

+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.

+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)

+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương

+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.

– Vua là người đứng đầu

– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá

3. Hình thành:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I

Phát triển:

- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.

- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang

Suy vong:

- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính

- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.

Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 98 SGK Lịch sử 6 Cánh diều | Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

4.  - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:

+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.

+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.

4 tháng 5 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê

5 tháng 4 2016

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

29 tháng 3 2017

nhớ viết đúng chính tả nha bạn

Câu 1Trình bày thời gian địa điểm,công cụ lao động,cuộc sống,đơn vị xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.Câu 2Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?Câu 3 nêu tên các nghành kinh tế chính,các tầng lớp xã hội ,thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông?Câu 4 Nêu thời gian,địa điểm chính,công cụ lao động,đơn vị xã hội của người tối cổ à người...
Đọc tiếp

Câu 1

Trình bày thời gian địa điểm,công cụ lao động,cuộc sống,đơn vị xã hội của người tối cổ và người tinh khôn.

Câu 2

Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?

Câu 3

nêu tên các nghành kinh tế chính,các tầng lớp xã hội ,thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông?

Câu 4

Nêu thời gian,địa điểm chính,công cụ lao động,đơn vị xã hội của người tối cổ à người tinh khôn?

 

Câu 5

Giair thích câu nói của Hồ Chí Minh

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích,gốc nhà Việt Nam

Câu 6

Trình bày về đời sống vật chất,tinh thần,tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Sơn Vi-Hòa Bình-Bắc Sơn-Hạ Long?

Câu 7

Nêu sự cải tiến của công cụ lao động thời Hòa Bình - Bắc Sơn so với thời Sơn Vi?

Câu 8

Nêu điểm mới về tình hình kinh tế,xã hội của cư dân Lạc nghiệp ?

Câu 9

Nêu tên vua,kinh đô lấy bộ máy nhà nước chống quân xâm lược,công trình ăn hóa thời Văn Lang,Âu Lạc?

 

 

 

 

 

5
14 tháng 12 2016

C2:

Do các vũ khí sắt, d

26 tháng 1 2017

Câu 2

Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?

-Khoảng 4000 năm TCN,con người đã phát hiện ra kim loại,dùng kim loại làm công cụ lao động. -Công cụ kim loại ra đời,sản xuất phát triển,của cải dư thừa. -Xã hộixuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành giai cấp.

20 tháng 12 2016

Câu 1.

-Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ

-Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma

-Thành tựu

+Cư dân cổ đại phương Đông đã có những hiểu biết về khoa học.Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và họ đã thính được số Pi bằng 3,16. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người Ấn Độ là chủ nhân sáng tạo nên cá chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả chữ số 0.

+Cư dân Hi Lạp và Rô-ma có nhiều phát minh về khoa học trên các lĩnh vực như Toán học (Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít), Vật lí (Ác-si-mét), Y học (Hi-pô-crát), Triết học (Pla-tôn, A-ri-xtốt), Sử học (Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít).

1 tháng 4 2021

Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

* Về văn hóa, xã hội:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

1 tháng 4 2021

Giúp mik nek