K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo

Các tấm gương tiêu biểu

Nếu nói đến kháng chiến từ 1858 đến 1884 sẽ có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa, phong trào lớn: Phong Trào Cần Vương, Khởi nghĩa Hương Khê, Bãi sậy,.....

Cùng với sự lãnh đạo của các tấm gương như: Nguyễn Trung Trực( trân đánh tại Gia Định 1859), Nguyễn Tri Phương( trận đánh tại đà nẵng năm 1858), Phạm Bành và đinh Công Tráng( khởi nghĩa Ba đình), Phan đình Phùng-linh hồn của KN Hương Khê,Cao Thắng( trợ thủ đắc lực của PĐP),..........

Cũng có sự tham gia đáu tranh tư tưởng trên ngòi bút như: Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,.......

Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm Dần (1842) tại làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Khi quân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông đến gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883.Năm tại ngũ: 1883-1887Mất: 5 tháng 10 năm 1887; (45 tuổi)Sinh: 1842
4 tháng 4 2022

Cảm ơn bạn nhé

26 tháng 4 2023

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Anh hùng Phan Đình Giót

 

- Trương Định (1859 – 1864)

- Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)

- Đinh Gia Quế (1883 - 1885)

- Tống Duy Tân 1887

5 tháng 4 2021

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

ảnh 1
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai 

 

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.

Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.

Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.

 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Vĩnh Diện 

 

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.

Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Bế Văn Đàn

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn nhỏ tuổi. Năm 1948 anh xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang diễn ra quyết liệt.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta lúc bấy giờ đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, anh được phân công làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó khi thấy lực lượng của Việt Minh ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm  Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt, quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết                      .

ảnh 3
Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng 

 

Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, anh đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trận đấu càng ngày càng diễn ra ác liệt hơn, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu cùng đồng đội.

Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại chạy lại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự hy sinh của Bế Văn Đàn đã trở thành tấm gương tiểu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đại hội mừng công của đơn vị Bế Văn Đàn được truy tặng danh hiệu Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì.

Anh hùng Trần Can

Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.

Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã hai lần anh bị thương nhưng vấn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.

ảnh 4
Anh hùng Trần Can 

 

Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ Tịch giao cho quân đội, lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí.

Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn đạn dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch, chúng xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh ráp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại độ chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. 

Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 

Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì. 

28 tháng 3 2021

- Trương Định (1859 – 1864)

- Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868)

- Đinh Gia Quế (1883 - 1885)

- Tống Duy Tân 1887

9 tháng 2 2022

tk:

1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.

- Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

- Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì:

+ Do thái độ bạc nhược, cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867)

+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, …

Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, …

9 tháng 2 2022

2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

 ( 2 câu này mình ko bt bn hỏi cái gì)

7 tháng 4 2022

Tham Khảo 

-Anh hùng Liệt sĩ Trần Cừ (1920-16/8/1950), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (Truy tặng 1955), Khi hy sinh anh là đảng viên, đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, Sư đoàn 312.
-Liệt sĩ Trần Thị Bắc (1932-21/3/1954), chị là nữ nguyên mẫu trong bài thơ Núi đôi của Đại tá nhà báo, nhà thơ Quân đội Vũ Cao.
-Liệt sĩ Hoàng Ngân, người nữ lãnh đạo cách mạng kiên trung của tỉnh Hưng Yên
-Anh hùng Liệt sĩ Bùi Thị Cúc, sống anh hùng chết vẻ vang cũng là một anh hùng của tỉnh Hưng Yên
-Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi (1927-23/4/1951), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, người anh hùng của tỉnh Hải Dương
-Anh hùng Nguyễn Thị Chiên (1930), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, chị là nữ anh hùng đầu tiên của quân đội..........

Nhân dân đã đồng sức đồng lòng góp phần tạo nên sức mạnh cho đất nc

9 tháng 4 2022

Thiếu

23 tháng 1 2021

Kết quả:

Với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp với việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thực dân Pháp có lực lượng quân sự mạnh hơn ta

+ Hoàn cảnh lịch sử Đông Nam Á: Các nước phong kiến lạc hậu bị các đế quốc phương Tây xâm lược

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó. 

+ Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.

+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, tiến bộ để cải cách, Duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm.

+ Cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung,thiếu đường lối, chủ trương thống nhất.

+ Quan lại triều Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu, không phối hợp chặt chẽ với nhân dân chống Pháp.

+ Nền quân sự nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đầy đủ, không được tập luyện thường xuyên.

23 tháng 1 2021

bạn tham khảo 

 Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân