Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)
- Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
- Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
- Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)
- Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
- Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
- Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
- Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Ví dụ:
Bài thơ dược Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
#Châu 's ngốc
Tâm sự yêu nước thể hiện qua những vần thơ thẫm đẫm huyết lệ tạo sức lay động mạnh mẽ.
- Bốn câu thơ đầu phần 2
+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.
+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc
+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp lớn
- Tám câu thơ tiếp phần 2
+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng
+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”
+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt
+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù
- Bốn câu thơ cuối đoạn 2:
+ Trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót cảnh nòi giống lầm than
+ Nỗi uất hận trước tội ác của kẻ thù
- Sức gợi cảm nằm ở:
+ Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can.
+ Tâm trạng uất hận,đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc
+ Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.
Tham khảo:
Bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập “Nhật kí trong tù”, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vừa chứng minh cho tinh thần lạc quan yêu đời của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
tham khảo
Trăng từ lâu đã trở thành một thứ ánh sáng vô cùng linh lung huyền ảo mà quen thuộc trong thi ca. Dường thi thi sĩ nào cũng yêu thích người bạn trăng của mình mà “phát lời” ra ngôn ngữ những bóng trăng đổ tràn trên trang giấy. Có lẽ cũng xuất phát từ một tâm hồn yêu trăng như thế mà ngay trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn có những vần thơ về trăng thật sinh động, dạt dào.
Chân dung của Bác hiện lên với một hoàn cảnh không hề thơ mộng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Câu thơ hiển nhiên được nói với một ngữ điệu thản nhiên như không. Trong tù, điều kiện không có, đến nước cũng phải thay phiên để uống hay rửa mặt thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi hay cảnh thiên nhiên đêm ấy đẹp tới mức những thiếu thốn kia bị lu mờ cả? Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt, Bác có một tâm hồn thi sĩ vô cùng nhạy cảm lại càng không thể cảm thấy rạo rực hứng cảm trước một cảnh đêm đẹp. Và ta có chút tò mò rằng vì đâu mà đêm ấy có vẻ đẹp mê hồn đến vậy, thì ra là do có sự xuất hiện của vầng trăng:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm.
Thơ điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, bài thơ là sự phản ánh rõ nét tâm hồn Bác với sự lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt là với trăng.
a. ..............
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Khổ thơ nằm trong bài thơ "Quê hương", tác giả là Tế Hanh.
c. -Câu cảm thán:" Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Tác dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
ao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.
Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya).
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.
Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên.
Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya).
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.
Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
bạn tk thui nha
- Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
- Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù - thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt - ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng - người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
tham khảo
Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước.
Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn.
Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.
Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.