K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2018

ngoài đặc sắc về giọng điệu còn có :

-kết cấu chặt chẽ ,lập luận sắc bén

-sử dụng kiểu câu nguyên nhân-kết quả

-biện pháp tu từ:so sánh,điệp từ ngữ,điệp ý tăng tiến,phóng đại

-sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm,dễ hiểu

CHÚC PN HỌC TỐT

11 tháng 2 2018

- Nghệ thuật :

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng

+ Lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, trân thành, tha thiết.

- Nội dung :

+ Thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn và nhân dân dưới thời Trần.

+ Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

21 tháng 2 2018

-tâm tình chân thật
vd nay ta ..... tức là kẻ nghịch thù
-phê phán bọn bán rẻ đất nc ko có lòng trung thành
-khuyên bảo ng dân cần có ý trí quyết tâm quyết thắng kẻ thù xâm lược

b-

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ): – Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.” , “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…“ – Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực…đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử) – Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù. Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục cho bài hịch tướng sĩ. – Thủ pháp so sánh – tương phản: đoạn 2,3 – Thủ pháp trùng điệp – tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh – tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).
28 tháng 2 2018

Đặc sắc nghệ thuật:

Hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện

26 tháng 1 2018

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

8 tháng 2 2018

Câu a: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu b: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu c:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu d: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

9 tháng 2 2017

- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

21 tháng 7 2018

 '' phong cách '' nghĩa là muốn nói tới phong cách làm việc, phong cách sống của người rất hiện đại nhưng lai vô cùng giản dị không giống với những vị vua chúa ngày xưa, xây dinh thự mặc áo hoàng bào ăn những món ăn sơn hào hải vị. mà Bác lại lấy căn nhà sàn gỗ chỉ vẻn vẹn vài phòng xây cạnh cái ao cá của mình là cung điện, bữa ăn hàng ngày của Bác hết sức đơn sơ : rau muống cà muối ... Bác thường mặc bộ quần áo bà ba nâu đi dép lốp ... đó chính là phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh . 
từ '' phong cách  '' được hiểu theo ý nghĩa là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại . Cho chúng ta thấy được việc học tập theo phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa lâu dài và là việc làm thiết thực của các thế hệ người việt nam chúng ta

21 tháng 7 2018

theo em '' phong cách '' nghĩa là muốn nói tới phong cách làm việc, phong cách sống của người rất hiện đại nhưng lai vô cùng giản dị không giống với những vị vua chúa ngày xưa, xây dinh thự mặc áo hoàng bào ăn những món ăn sơn hào hải vị. mà Bác lại lấy căn nhà sàn gỗ chỉ vẻn vẹn vài phòng xây cạnh cái ao cá của mình là cung điện, bữa ăn hàng ngày của Bác hết sức đơn sơ : rau muống cà muối ... Bác thường mặc bộ quần áo bà ba nâu đi dép lốp ... đó chính là phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh . 
từ '' phong cách  '' được hiểu theo ý nghĩa là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại . Cho chúng ta thấy được việc học tập theo phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa lâu dài và là việc làm thiết thực của các thế hệ người việt nam chúng ta.

HOK TỐT

2 tháng 4 2018

- Lập luận chặt chẽ bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ sắc bén, toàn diện để dẫn dắt, thuyết phục người nghe đi tới mục đích cuối cùng là quyết tâm chiến đấư tiêu diệt giặc.

- Sử dụng các phép trùng điệp, liệt kê, đối lập một cách rất tài tình và thích hợp trong từng luận điểm để tạo được sức thuyết phục mạnh mẽ.

Về đặc điểm thứ nhất, em cần tóm tắt các luận điểm chi tiết theo trình tự lập luận của tác giả và nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thông luận điểm ấy. Có thể tóm tắt như sau:

- Nhắc lại sự gắn bó, ân nghĩa sâu nặng của chủ tướng với các tướng sĩ đề khơi dậy lòng trung nghĩa ở họ.

- Phê phán quyết liệt thái độ cầu an, thú vui chơi hưởng lạc, lơ là trách nhiệm của các tướng sĩ.

- Chỉ ra hậu quả tai hại của thái độ và những hành động nêu trên.

- Chỉ ra nhiệm vụ cấp bách phải làm là tích cực luyện rèn võ nghệ cho quân sĩ, sẵn sàng giết giặc.

- Cuối cùng, tác giả không quên mở ra viễn cảnh thắng lợi, lúc ấy thì lợi quyền, danh dự, gia quyến của cả chủ tướng lẫn các tướng sĩ đều được đảm bảo vững bền.

Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp...
Đọc tiếp
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
1
20 tháng 11 2018

a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

  b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:

    - Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

    - Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

  c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:

    - Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.

  d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:

    - Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.

  e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:

    - Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

  g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:

    - Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.

  h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:

    - Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

  i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.

    - Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.

  k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:

    - Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.