K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á...

19 tháng 11 2019

* Nguyên nhân ra đời thành thị:

Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”

   - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:

      + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

      + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

   - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.

* Hoạt động kinh tế của thành thị:

   - thủ công:

      + Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.

      + Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

      + Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….

   - Thương mại:

      + Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.

      + Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.

* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:

   - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

   - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

   - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.

23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016

 

 

 

 

 

16 tháng 6 2018

Chọn C

2 tháng 4 2018

Đáp án B

10 tháng 8 2019

Đáp án C

27 tháng 5 2019

Đáp án C

1 tháng 5 2019

- Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ - thợ.

- Trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

- Trong thương nghiệp , các công ti thương mại thay thế các thương hội.

- Từ những thay đổi trên , xã hội Tây Âu có sự biến đổi, hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

22 tháng 2 2017

Đáp án B