Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các yếu tố của truyện | Cô bé bán diêm |
Đề tài | Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh. |
Nhân vật | Em bé bán diêm, người bà, người bố |
Sự việc | Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. |
Chi tiết tiêu biểu | Lần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.
Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay. Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra. Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu. Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc. |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản | Thương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm. |
Chủ đề | Tác phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em. |
em có thể tham khảo:
Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
- Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy.
- Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.
Văn bản thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Đó là một buổi trưa hè đáng nhớ, khi tôi vừa học hết lớp 5 Tiểu học. Nghỉ hè mà, sáng nào tôi chẳng ngủ no mắt, nên buổi trưa đâu có ngủ được nữa đâu. Vậy mà trưa nào, mẹ cũng bắt anh em tôi phải ngủ trưa, một chút cũng được. Tôi cố phải tỏ ra ngoan ngoãn bằng những pha giả vờ kinh điển, giả vờ nhắm mắt ngủ, thi thoảng còn giả vờ ngáy lên khe khẽ.. Nhưng chỉ chờ khi bố, mẹ ngủ say, là anh em tôi lại lôi cuốn truyện tranh dưới gối ra, và âm thầm rúc rích cả buổi trưa. Có những tình tiết trong truyện muốn cười đến bể bụng, mà đâu dám cười thành tiếng, chỉ dám khẽ rung vai lên.. Thật khó chịu làm sao. Còn gì khó chịu hơn khi muốn cười ha.. ha.. ha mà lại phải hị.. hị.. hị trong cổ họng.
Trưa hôm đó, hết truyện để đọc rồi, như một chú mèo chính hiệu, tôi nhón chân bước ra khỏi giường. Tôi chỉ định sang nhà thằng Nam một chút, để mượn cuốn truyện nó mới mua. Nhà nó cách nhà tôi có mấy ngõ. Bố mẹ nó đi làm tới tối mới về, nên nó được "thả rông". Tôi ước gì mình cũng được tự do như nó. Sung sướng gì đâu.
Tôi gọi nó vang nhà, thấy nó ơi ới dưới ao. Nhà nó có cái ao thả cá khá lớn. Tắm ao từ nhỏ, nên nó bơi nhẹn như con rái cá. Chả bù cho tôi, tuần mẹ chở tới bể bơi hai lần học mà lần nào về cũng no bụng nước. Học đâu mấy tuần thì tôi nản. Tôi nản tôi thì ít, mà ngán ông thầy dạy bơi lắm chuyện thì nhiều. Ông ấy cứ nhai đi nhai lại mớ lí thuyết mà tôi đã thuộc làu làu. Đâu biết rằng giữa lí thuyết và thực hành là dặm dài thiên lý. Thế là sự nghiệp học hành của tôi dang dở.
- Ê, xuống đây đi, tao dạy mày tập bơi! - thằng Nam rủ rê!
- Chịu thôi, mẹ tao biết thì tao no đòn. Lên cho tao mượn quyển truyện - Tôi không quên việc chính.
- Xuống một tí thôi, lấy đồ của tao mà mặc, mẹ mày biết sao được.
- Thầy dạy tao còn chả biết bơi nữa là mày..
- Xí, đừng coi thường tao! Tao mà dạy mày bơi được thì sao nào?
- Thì mày cho tao mượn cả hộc truyện của mày nhá! - Tôi ra điều kiện.
- Ơ! Sao điều kiện lại ngược đời thế nhỉ? Thôi được, xuống đây!
Thế là tôi lột đồ của tôi để trên bờ, mặc cái xà lỏn của thằng Nam để gần đó, nhảy xuống. Cảm giác lần đầu tắm ao khá là thích, nước không trong như nước bể bơi, nhưng không có cái mùi clo đậm đặc xộc vào mũi, cũng không có cái cảnh thi thoảng lại thấy một đứa nhè ra bãi nước bọt. Ghê gì đâu.
Ao nhà Nam khá nông, nên tôi cũng yên tâm là an toàn. Thằng Nam bắt đầu dạy tôi học bơi. Cứ tưởng nó bốc phét thôi, mà phải công nhận là nó dạy tôi tận tình và kinh nghiệm ra phết. Nó dạy một lúc, là tôi biết nổi người luôn rồi.
- Tạm thời cứ tập nổi người đã, hôm sau sẽ tập thở.. - Nam tỏ ra rất bài bản.
Tôi cuộn người lại, lấy phồng hơi trong ngực, rồi ngụp đầu xuống. Thích thú với kĩ năng vừa học được, tôi thả sức lặn ngụp.
Trong một lần ngụp, tôi duỗi chân ra để ngoi lên lấy hơi. Nhưng trời ơi, chuyện gì vậy, chân tôi không chạm đáy ao! Không hiểu sao chỗ ao này lại đột ngột sâu như vậy. Chân tôi chới với, một ngụm nước, rồi hai ngụm nuốt xuống. Một suy nghĩ xẹt qua trong đầu: "Cứ thế này thì mình chết chết đuối mất! Bố mẹ ơi! Con còn chưa làm gì báo hiếu bố mẹ mà! Không, mình không thể chết một cách lãng xẹt như vậy được, tôi còn yêu đời lắm, tôi còn chưa đọc hết hộc truyện của thằng Nam mà.."
Nghĩ vậy, tôi cố gắng quạt tay thật mạnh để đầu ngoi lên. Lấy được chút không khí, tôi bớt hoảng hơn. Lần thứ hai quạt tay, tôi mở mồm kêu được tiếng "Cứu!". Rồi một lúc sau, tay tôi quơ phải một cây gậy, tôi nắm chặt lấy. Cây gậy chuyển động, kéo tôi vào chỗ nước nông. Thì ra, thằng Nam nghe tiếng tôi kêu vội nhổ ngay thân tre cắm gần đó kéo tôi vào. Đến khi chân chạm tới đáy cát, tôi mới biết là mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Tôi lao một mạch lên bờ, ngồi thở. Thật nguy hiểm quá đi, tích tắc nữa thôi có khi tôi thành ma luôn rồi.
Thằng Nam cũng hoảng hồn:
- Ai biết mày lặn xa ra tận chỗ sâu đấy, đó là chỗ hút bùn lên vườn, tao chưa bảo mày. Hú vía, may không sao! Lần sau nhớ cẩn thận!
Ôi trời, còn lần sau nữa à! Tao là tao cạch đến già nhé! Tí chết con nhà người ta rồi còn gì.
Đợi tóc khô, tôi thay quần áo rồi một mạch đi về. Không còn tâm trí đâu mà mượn truyện nữa. Đêm đó, tôi nghĩ rất lung về sự việc xảy ra ban trưa. Lần đầu tiên tôi suy nghĩ nghiêm túc chuyện sinh tử của đời mình. Rồi hôm sau, tôi dõng dạc bảo mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ chở con đi học bơi tiếp nha! Lần này con quyết học cho đến khi biết bơi thì thôi.
Mẹ tôi tròn mắt:
- Nay ăn phải cái gì vậy? Vài hôm trước tôi dụ mấy hộp Merino còn nằng nặc không đi tập nữa cơ mà!
Tôi giấu nhẹm vụ chết hụt hôm trước. Chính vụ đó làm tôi sợ xanh mắt, nghĩ mình mà không biết bơi thì rơi xuống nước là chết toi. Thôi, cố mà học để bảo toàn tính mạng. Tôi vu vơ:
- Giờ con nghĩ lại rồi, không biết bơi thì gặp người đuối nước làm sao cứu được người ta.
Mẹ tôi cảm động hết sức:
Bạn tham khảo :
- Ôi, con thật biết nghĩ quá! Rồi chợt nhớ ra điều gì, mẹ nghi ngờ:
- Chắc không phải thế chứ! Có chuyện gì phải không?
Không để mẹ khai thác thêm, tôi cầm quả bóng chạy tót ra ngõ. Dù giấu mẹ vụ kia, sợ mẹ mắng, nhưng quyết tâm học bơi là có thật. Và nỗi sợ một tai nạn vô tình nào đó khiến tôi đuối nước mà chết cũng là có thật. Không những quyết học bơi cho tử tế, tôi còn tránh xa cả những ao hồ tự nhiên, vì chẳng biết nó nông sâu thế nào. Chỉ một chút sơ sẩy là trong vài phút mất toi mạng người. Sinh mệnh của mình, nhất định mình phải trân trọng, không thể bất cẩn được.
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường .............
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế.
Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.
“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện Cây khế). Thạch Sanh được tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...
Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.
“Chuyện cổ nước mình” hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật , phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ:
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
“Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, suy nghĩ của thầy cô và các bạn về tình cảm gắn bó của con người với quê hương.
- Người viết đã thể hiện cảm xúc qua những câu văn như "Mọi thứ thật lạ lẫm, thú vị", "Thật là một bản nhạc êm dịu của thiên nhiên", "Lòng tôi đầy nuối tiếc"
- Từ đó, chúng ta có thể thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể qua những lời cảm thán, hay những lời khen, chê, suy nghĩ của bản thân hay lời đầy tiếc nuối.