Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các cuộc nổi dậy của nhân dân đều thất bại là vì :
- Nhà Nguyễn xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
- Các cuộc khởi nghĩa thì đơn lẻ rời rạc không liên kết được với nhau, và chưa có những người lãnh đạo sáng xuất.
- Chính quyền triều Nguyễn có đầy đủ các vũ khí như gươm , súng ống trong khi đó nhân dân vũ khí chỉ thô sơ.
tham khảo ( đọc hết sẻ hiểu còn ko hiểu thì thôi )
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp thống trị của nhân dân Việt Nam gần như tạm thời lắng xuống. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Sơn - Hương Khê ở Nghệ Tĩnh do Phan Đình Phùng cầm đầu đã thất bại xem như kết thúc phong trào Cần Vương do các sĩ phu yêu nước phong kiến khởi xướng. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số cũng bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt; ngay cả phong trào nông dân Yên Thế cũng bị sa sút trầm trọng và bước vào giai đoạn hoà hoãn lần thứ hai với Pháp (1897 - 1908).Sự thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang này có thể xem là một cái mốc đánh dấu thời kỳ “chinh phục” và “bình định” của thực dân Pháp ở Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành.
Với tình hình quân sự và chính trị tương đối thuận lợi đó, thực dân Pháp mạnh dạn bắt tay vào việc thực hiện một chương trình đầu tư khai thác kinh tế trên quy mô lớn. Từ tháng 2/1897, Paul Doumer được chính phủ Pháp cử sang làm Toàn quyền Đông Dương để chỉ đạo cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, gấp rút biến Việt Nam và Đông Dương thành một thuộc địa có khả năng đảm bảo nguồn lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất cho tư bản Pháp. Do vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp không ngừng tăng cường bộ máy hành chính quan liêu thuộc địa; tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát và nhà tù thực dân; thực hiện việc thiết lập nền văn hoá giáo dục nô dịch, ngu dân... nhằm củng cố tối đa guồng máy cai trị của chúng ở Việt Nam và hỗ trợ đắc lực cho chương trình khai thác kinh tế lần thứ nhất.
Giáo dục được chính quyền Pháp quan niệm là một trong những lợi khí sắc bén của chế độ thực dân. Nói một cách cụ thể, việc phát triển giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam nhằm mục đích đồng hoá nhân dân ta, “phục vụ cho việc giao dịch trong cai trị và bóc lột, đào tạo những tay sai trung thành và cần thiết cho sự thống trị của chúng” (1).
Để đạt được mục đích nói trên, thực dân Pháp thi hành một thủ đoạn hai mặt hết sức nham hiểm và thâm độc. Một mặt Pháp du nhập nền “học thuật mới” ở mức độ vừa phải để đào tạo ra lớp trí thức “tân học” tay sai; mặt khác chúng vẫn duy trì tư tưởng Khổng Mạnh với chế độ giáo dục phong kiến lỗi thời nhằm củng cố trật tự xã hội và ràng buộc tầng lớp nho sĩ vào chính quyền thực dân phong kiến.
Ý đồ đen tối của thực dân pháp trong việc lợi dụng những quan niệm đạo đức - luân lý của nền “học thuật cũ” được biểu lộ rõ nét qua lời của tay trùm thực dân ở Đông Dương lúc đó là:
“Những nguyên tắc đã làm cho xã hội người bản xứ gia đình được vững mạnh, cha mẹ được kính trọng, chính quyền được tuân thủ, đều được rút ra từ các sách Hán dạy ở các trường làng. Ngay từ khi học những chữ đầu tiên là đồng thời họ đã được những nguyên tắc nền tảng của luân lý Nho giáo; họ khắc sâu vào lòng dạ những nguyên tắc sẽ hướng dẫn họ trong cả cuộc đời. Chính các trưởng làng đã đem lại cho họ nền học vấn đó.” (2)
Với lập luận nói trên, xét cho cùng thì tính chất hai mặt của nền giáo dục mà thực dân Pháp áp dụng tại Việt Nam không ngoài mục đích đào tạo một tầng lớp trí thức “Tân học” vừa chịu sự chi phối của đạo lý phong kiến để dễ dàng sai bảo, lại vừa có một ít trình độ và năng lực đáp ứng cho nhu cầu của bộ máy thống trị thực dân, và cho công cuộc khai thác kinh tế của chúng. Với tư tưởng chỉ đạo đó, nên ngay cả trong hệ thống trường Pháp - Việt (là loại trường do Pháp mở và trực tiếp đào tạo), tính chất hai mặt của chúng trong chính sách giáo dục cũng được áp dụng như một nguyên tắc bắt buộc.
Xuất phát từ động cơ nô dịch người Việt, trong thời gian cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã tăng cường nhiều hoạt động về giáo dục phục vụ mục tiêu kinh tế và chính trị của chúng. Ngoài những cơ sở đã được thiết lập trước đó, năm 1896 Pháp cho cải tổ lại trường Quốc Tử Giám ở Huế; năm 1897, mở trường Hậu Bổ ở Hà Nội cùng các trường Sư phạm sơ cấp Hà Nội và Sài Gòn; năm 1898, hai môn học Quốc ngữ và Pháp văn được đưa vào trong chương trình thi Hương, và đến năm 1903 thì mở thành hai môn bắt buộc. Các trường chuyên nghiệp cũng được mở cửa như trường Kỹ Nghệ ở Hà Nội và Sài Gòn, trường Canh Nông Huế (1898), trường Bách Công ở Huế (1899)... Trường Viễn Đông Bác cổ thành lập ở Hà Nội năm 1898 được xem là nơi chỉ đạo cho các cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam khi có thời cơ. Sang đầu thế kỷ XX, dưới thời của Toàn quyền Beau, thực dân Pháp thành lập Nha Học chính bản xứ (Direction de I’Enseignement), lập Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) nhằm mục đích thoả mãn một số người muốn học cao hơn, hạn chế và kìm hãm việc xuất ngoại du học của học sinh Việt Nam, không cho mở mang trí thức.
Để hạn chế ảnh hưởng mới từ Trung Quốc và Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành cuộc cải cách học chế ở Trung và Bắc kỳ nhằm dụ dỗ tầng lớp thanh niên cầu tiến bộ. Chương trình đào tạo dưới đại học được chia làm ba bậc là:
* Bậc Ấu học: Dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, tốt nghiệp cấp bằng Tuyển sinh.
* Bậc Tiểu học: Phát triển ở các phủ, huyện dạy chữ Hán, chữ Quốc ngữ và thêm Pháp văn, tốt nghiệp cấp bằng Khoá sinh.
* Bậc Trung học: Phát triển ở các tỉnh, dạy cả 3 thứ chữ là Hán, Pháp và Quốc ngữ. Người đủ tiêu chuẩn thì Pháp tuyển chọn đi thi Hương.
Trong tình hình giáo dục chung ở Trung kỳ và Bắc kỳ đầu thế kỷ XX, tại Huế lúc bấy giờ có hai trường Pháp - Việt là trường Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học, một trường dạy Nho học là trường Quốc Tử Giám. Số người học ở trường Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học rất ít ỏi, vì điều kiện để được nhập học rất khó khăn.
Để thấy được một cách cụ thể âm mưu thực hiện chính sách giáo dục nô dịch của thực dân Pháp, chúng ta thử phân tích quá trình thành lập và tổ chức giáo dục ở trường Quốc Học Huế.
Đứng về mặt danh nghĩa, trường Quốc Học được ra đời theo chủ trương của triều đình Huế. Ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896), vua Thành Thái xuống dụ “Thành lập một trường lấy tên là Quốc Học, môn học chính là Pháp văn”, khẳng định rằng: “vì chưởng giáo và các giáo sư là những người giữ gìn quy tắc của nhà trường, sẽ tận tâm giáo huấn đám thanh niên trong việc học Pháp văn cũng như Hán tự, để sau này chúng trở thành những người hữu ích cho nước nhà và có đủ tài năng để làm tròn công vụ. Như vậy chúng sẽ đền đáp tấm lòng của Trẫm đã giáng dụ lập trường này để mở mang trí tuệ và giáo dục cho thanh niên” (3)
Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 8/11/1896 cũng có nhiều ngôn từ “xác định” chủ thể thành lập trường Quốc Học Huế là chính phủ Nam triều như: “Nay thiết lập tại Huế, do chính phủ Nam triều chủ trương, một học đường lấy tên là Quốc học” (khoản 1); hoặc quy định một số công việc trong trường “phải được hội đồng Cơ mật đồng ý” (khoản 8); hay “một thể lệ riêng được soạn thảo theo chỉ thị của Hội đồng Cơ mật” (khoản 12); và “các khoản chi phí về người, khí mảnh, công tác xây dựng và tu bổ trường ốc sẽ do chính phủ Nam triều đài thọ” (khoản 14) (4)...
Thực ra, kẻ chủ trương điều hành trường Quốc Học Huế không phải do chính phủ Nam triều như những mỹ từ đã dẫn ở trên, mà do những ý đồ đen tối của thực dân Pháp về mặt giáo dục, hoàn toàn gắn liền với chính sách giáo dục chung của Pháp ở Việt Nam và phục vụ mục đích thực dân của chúng.
Ngay từ tờ dụ của Thành Thái ngày 23/10/1896, kẻ giật dây cũng đã lộ diện rất rõ, chẳng hạn tờ dụ nói: “Vừa rồi Viện Cơ Mật có trình tấu rằng đã thương đồng với Phò Nam Vương quí Toàn quyền Đại thần, và Hộ Nam Vương Công quí Trung Kỳ Khâm sứ Đại thần và quyết định trên nguyên tắc việc thiết lập một trường dạy Pháp văn.
“Một Hội đồng đã được thiết lập để nghiên cứu công việc tổ chức và hoạt động của trường ấy đặt dưới quyền chủ toạ kế tiếp của ông Basset, Phó Khâm sứ Bí thư toà Khâm sứ Trung Kỳ và quí ông Bouyeure, Phó Công sứ Hội lý lại ...
“Dụ này sẽ chuyển đạt cho quí Toàn quyền Đại thần để bổ nhiệm vị Chưởng giáo và chuẩn y những quy tắc đại cương của nhà trường. Quí Toàn quyền Đại thần cũng sẽ tự cử lấy, hoặc uỷ nhiệm quí Khâm sứ Đại thần để cử một Hội đồng giám sát công việc nhà trường và những người dự tuyển làm Giáo sư”...
Đến cả nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 18/11/1896, mặc dầu đã nói trường Quốc Học là “Do chính phủ Nam triều chủ trương”, nhưng cũng chỉ là sự che đậy mưu đồ của Pháp, vỗ về thân phận tay sai của triều đình Huế. Còn trong suốt 15 khoản của nghị định, từ chương trình học, Ban giám đốc, chế độ lương bổng, cách thức tuyển sinh, đối tượng tuyển chọn, chế độ bổ dụng... cho đến cả chỗ ở của thầy giáo, nghĩa là tất cả mọi việc lớn nhỏ của trường, đều do Phủ toàn quyền Pháp quyết định hết. Nghị định còn khẳng định rõ là “trường này sẽ đặt dưới quyền kiểm khán của ông Khâm sứ Trung Kỳ” (khoản 1), mọi việc đều “do ông Khâm sứ Trung Kỳ cử” (khoản 9), hoặc “do ông Khâm sứ Trung Kỳ chuẩn y” (khoản 12).
Rõ ràng Phủ Toàn quyền Đông Dương là kẻ nắm quyền tối cao và chủ động trong việc thiết lập trường Quốc Học Huế, là người chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà trường thông qua Toà Khâm sứ Trung Kỳ. Từ năm 1902 trở đi, Hiệu trưởng trường Quốc Học đều là người Pháp, giáo viên phần lớn là người Pháp.
Là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của nền giáo dục thực dân, nhưng phần lớn học sinh không hề chịu “nhận người Gaulois làm tổ tiên” của mình như ý định của thực dân Pháp. Họ vô cùng căm phẫn, uất ức vì nòi giống, dân tộc bị sỉ nhục, bị chà đạp. Càng bị người Pháp lăng mạ, bị gán cho những từ thô tục như “cochon”, “sale race”... thì tinh thần phản kháng dân tộc của học sinh ngày càng dâng lên cao. Chúng muốn biến học sinh thành những kẻ vong bản, mất gốc thì ý thức về nòi giống, dân tộc càng trỗi dậy mạnh mẽ trong người của họ. Chúng muốn đưa những con người này bước vào con đường phản bội lại lợi ích của quốc gia dân tộc, nhưng chỉ phô trần ý đồ nô dịch và bộ mặt thực dân đầy dã tâm, tàn bạo của chúng.
Không phủ nhận một thực tế lịch sử là có những học sinh được Pháp đào tạo trở thành tay sai ngoan ngoãn, tận tuỵ và đắc lực cho chính quyền thực dân phong kiến. Nhưng có một thực tế sinh động hơn là rất nhiều học sinh ít chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nô dịch, không chấp nhận nền giáo dục sặc mùi thực dân, có tinh thần dân tộc rất cao, và nhiều người gắn liền tên tuổi của mình cho phong trào đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc như người học trò Nguyễn Sinh Cung ở trường Quốc Học.
Là người hấp thu nền giáo dục thực dân, nhưng Nguyễn Sinh Cung cùng nhiều học sinh khác vô cùng thấm thía nỗi nhục mất nước, không chấp nhận trật tự, khuôn khổ của chế độ thực dân phong kiến và tràn trề ý thức chống lại nó. Thêm vào đó, trào lưu yêu nước của cách mạng Việt Nam nói chung, xứ Huế nói riêng là một thực tế to lớn, và là tác nhân kích động tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Sinh Cung và nhiều học sinh, giáo viên trường Quốc Học. Trong sự vươn dậy của phong trào Duy Tân, nhiều thầy giáo (như Hoàng Thông) và học sinh Quốc Học trực tiếp tham gia truyền bá “tân thư”, phổ biến thơ văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, hưởng ứng việc dùng hàng nội hoá, mặc áo ngắn, cắt tóc ngắn... Bản thân Nguyễn Sinh Cung với một số học sinh nhằm những ngày phiên chợ mang giỏ, mang kéo đi các ngả đường vận động đàn ông cắt tóc ngắn, miệng đọc bài ca “Húi hề!” (5).
Đặc biệt là vào tháng 4 năm 1908, một nhóm học sinh Quốc Học do Nguyễn Sinh Cung cầm đầu cũng có mặt trong phong trào chống sưu thuế của đồng bào Thừa Thiên Huế. Sự tham gia của Cung và nhóm học sinh này là một đòn đau trực tiếp đánh vào chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Những sản phẩm do chúng đào tạo trực tiếp lại ngang nhiên đứng về phía đội ngũ những người đang chống lại chúng, đã dùng số vốn liếng tiếng Pháp và kiến thức học được từ nhà trường của chúng để phiên dịch ủng hộ những lời lẽ công kích chế độ do chúng thiết lập. Sự đứng đầu và thái độ chống đối chế độ thực dân biểu hiện qua vụ chống thuế này là nguyên nhân dẫn đến việc anh học trò Nguyễn Sinh Cung rời khỏi trường vào thời gian sau đó.
Rời khỏi trường Quốc Học, từ biệt xứ Huế để đi vào phía Nam, rồi sao đó sang tận trời Tây. Sản phẩm của nền giáo dục thực dân quyết tâm đi tìm một con đường chống lại chế độ thực dân, giải phóng đất nước, để rồi hoàn thành tâm nguyện bằng cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nước Pháp đã nghĩ gì về chế độ thực dân mà họ áp đặt tại Việt Nam? Đã thấy gì về hiệu quả của nền giáo dục nô dịch mà họ mưu đồ tính toán? Đã biết thêm gì về sự khác biệt giữa đào tạo con người với sản xuất ra người máy? Đã biết rõ ràng về nguyên nhân thất bại của mình ở Việt Nam?
Có lẽ nước Pháp đã biết tất cả, thậm chí còn biết rất rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại, đó là cả dân tộc Việt Nam - bao gồm những người được họ đào tạo, hoặc bị họ cai trị - đều quyết tâm chống lại chế độ thuộc địa đến cùng. Trong cộng đồng người to lớn đó, anh học trò Nguyễn Sinh Cung của đất Huế, Chủ tịch Hồ Chí Minh của đất nước, của loài người yêu chuộng tự do, hoà bình và tiến bộ, đã lãnh đạo và đưa dân tộc mình thoát khỏi vòng nô dịch của chủ nghĩa thực dân, tiến đến đài cao của thời kỳ đất nước tự chủ, hoà bình và văn minh tiến bộ.
Hiện tượng Nguyễn Sinh Cung mãi mãi là bài học nhớ đời cho bất kỳ một nền giáo dục nào muốn hướng đến những mục tiêu phi nghĩa, bất nhân.
Một trào lưu tân học đầu thế kỷ XX mà chế độ giáo dục thực dân tìm cách nô dịch nhân dân ta đã đào tạo ra một thế hệ học sinh sẵn sàng tuyên chiến với nền cổ học phong kiến và vũ trang tư tưởng yêu nước mới để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Chỉ có ở kinh đô Huế, nơi quy tụ những trí thức tân học, những bậc thầy có tinh thần nhiệt huyết dân tộc, nơi gặp gỡ nền giáo dục tân học Pháp Việt đã thể hiện ở trường Quốc Học như một trọng điểm của nền giáo dục thực dân phong kiến đã làm nảy sinh ra một thế hệ học sinh yêu nước, khát khao độc lập, dân chủ, tự do mà sự xuất hiện học sinh Nguyễn Sinh Cung ở trong đoàn biểu tình chống thuế năm 1908 là một hiện tượng tiêu biểu, là hệ quả trực tiếp của nền giáo dục đương thời. Con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được bắt đầu đánh dấu bằng những tháng ngày đấu tranh sôi nổi lúc Người còn là học sinh trường Quốc Học Huế. Và cuộc đấu tranh của học sinh Nguyễn Sinh Cung cùng bạn bè trong năm 1908 cũng mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh sinh viên Huế chống lại chủ nghĩa thực dân và các chế độ làm tay sai cho giặc.
1, Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là : Xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh
2, Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là ĐẠI CỒ VIỆT
3, Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do:
+ Đứng đầu trung ương là có Vua và dưới vua là Quan văn Quan Võ
+ Đứng đầu địa phương là Thứ sử các châu
4, Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập là: Đóng đô ở Cổ Loa
5, Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ĐINH BỘ LĨNH
6, Cuối năm 979, nước ta có sự kiện: nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát
7, Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại Hoa Lư
8, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm 980 và đặt niên hiệu là Thiên Phúc
9, Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
10, Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức là: Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
11, Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nhà TỐNG
12, Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là LÊ HOÀN
13, Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là trận BẠCH ĐẰNG
CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))
B - Trong nước quốc khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.
c4
Nguyên nhân thắng lợi
-Đều có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân ,các thành phần dân tộc ,tạo nên khối đoàn kết toàn dân, trong đó các vương hầu quan lại là hạt nhân
-Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-Sự hi sinh cao cả của toàn dân ta , đặc biệt là quân đội nhà Trần
-Sử dụng chiến lược chiến thuật hợp lí và sáng tạo của người chỉ huy
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên ,bảo vệ độc lập dân tộc ,toàn vẹn lãnh thổ,khẳng định sức mạnh:
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN
- Để lại bài học vô cùng quý giá, củng cố khối đoàn kết toàn dân và sự quan tâm của nhà nước đối với nhân dân
-Ngăn chặn những cuộc xâm lăng của quân Nguyên đối với á nước khác
Chọn đáp án: C
Giải thích: SGK trang 25