K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2019

Lịch sử Việt Nam có hai triều nhà Lê:

Nhà Tiền Lê trị vì đất nước ta trong 29 năm, trải qua 3 đời vua, bao gồm:
- Lê Đại Hành (980-1005).
- Lê Trung Tông (1005).
- Lê Long Đĩnh (1005-1009).

-> Vị vua cuối cúng là Lê Long Đĩnh.

Nhà Hậu Lê (1428 – 1789) chia làm hai thời kỳ là Lê Sơ (1428-1527) và Lê trung hưng (1533-1789). Với 27 triều vua và gần 4 thế kỷ tồn tại, đây là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam:

Thời Hậu Lê bao gồm:

- Thái Tổ Cao hoàng đế: Lê Lợi(1428-1433).
- Thái Tông Văn hoàng đế: Lê Nguyên Long(1434-1442).
- Nhân Tông Tuyên hoàng đế: Lê Bang Cơ(1443-1459).
- Lệ Đức Hầu: Lê Nghi Dân(1459-1460).
- Thánh Tông Thuần hoàng đế: Lê Tư Thành(1460-1497).
- Hiến Tông Duệ hoàng đế: Lê Sanh(1497-1504).
- Túc Tông Chiêu hoàng đế: Lê Thuần(1504).
- Uy Mục Đế: Lê Tuấn(1505-1509).
- Tương Dực Đế: Lê Oanh(1510-1516).
- Chiêu Tông Thần hoàng đế: Lê Y(1516-1522).
- Cung hoàng đế: Lê Xuân(1522-1527).
Thời Lê Trung hưng:
- Trang Tông Dụ hoàng đế; Lê Duy Ninh.
- Trung Tông Vũ hoàng đế: Lê Duy Huyên.
- Anh Tông Tuấn hoàng đế: Lê Duy Bang.
- Thế Tông Nghị hoàng đế: Lê Duy Đàm.
- Kính Tông Huệ hoàng đế: Lê Duy Tân.
- Thần Tông Uyên hoàng đế: Lê Duy Kỳ( lần 1): 1619-1643
- Chân Tông Thuận hoàng đế: Lê Duy Hựu.
- Thần Tông (lần 2) Uyên hoàng đế: Lê Duy Kỳ (1649-1662).
- Huyền Tông Mục hoàng đế: Lê Duy Vũ.
- Gia Tông Mỹ hoàng đế: Lê Duy Cối.
- Hy Tông Chương hoàng đế: Lê Duy Cáp.
- Dụ Tông Hòa hoàng đế: Lê Duy Đường.
- Lê đế Duy Phường (Bị phế thành Hôn Đức Công )
- Thuần Tông Giản hoàng đế: Lê Duy Tường.
- Ý Tông Huy hoàng đế: Lê Duy Thận.
- Hiển Tông Vĩnh hoàng đế: Lê Duy Diêu().
- Mẫn Đế: Lê Duy Khiêm(1786-1789)

-> Vị vua cuối cúng theo các nhà Sử học thì là Mẫn Đế Lê Duy Khiêm.

Chúc bn học tốt!!!!!!!!!!!vui

4 tháng 2 2019

Nhà Tiền Lê (980 - 1009) gồm 3 vua
-Lê Đại Hành (941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.
-Lê Trung Tông Lê Trung Tông (983 – 1005) là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, tại vị được ba ngày.
-Lê Long Đĩnh(986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009.



Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)

Nhà Lê sơ

Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi
Thái Tông Văn hoàng đế Lê Nguyên Long
Nhân Tông Tuyên hoàng đế Lê Bang Cơ
Lê Nghi Dân
Thánh Tông Thuần hoàng đế Lê Tư Thành
Hiến Tông Duệ hoàng đế Lê Sanh
Túc Tông Chiêu hoàng đế Lê Thuần
Uy Mục Đế Lê Tuấn
Tương Dực Đế Lê Oanh
Chiêu Tông Thần hoàng đế Lê Y
Cung hoàng đế Lê Xuân


Nhà Lê Trung hưng

Trang Tông Dụ hoàng đế Lê Duy Ninh
Trung Tông Vũ hoàng đế Lê Duy Huyên
Anh Tông Tuấn hoàng đế Lê Duy Bang
Hồng Phúc
Thế Tông Nghị hoàng đế Lê Duy Đàm
Kính Tông Huệ hoàng đế Lê Duy Tân
Thần Tông Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ ( lần 1)1619-1643
Chân Tông Thuận hoàng đế Lê Duy Hựu
Thần Tông (lần 2) Uyên hoàng đế Lê Duy Kỳ 1649-1662)
Huyền Tông Mục hoàng đế Lê Duy Vũ
Gia Tông Mỹ hoàng đế Lê Duy Cối
Hy Tông Chương hoàng đế Lê Duy Cáp
Dụ Tông Hòa hoàng đế Lê Duy Đường
Lê đế Duy Phường (Bị phế thành Hôn Đức Công )
Thuần Tông Giản hoàng đế Lê Duy Tường
Ý Tông Huy hoàng đế Lê Duy Thận
Hiển Tông Vĩnh hoàng đế Lê Duy Diêu
Mẫn Đế Lê Duy Khiêm

28 tháng 3 2018

- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.



20 tháng 12 2017

1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.

Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

10 tháng 2 2017

*Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương :
-Lý –Trần
Đã hoàn chỉnh , nhưng còn đơn giản
-Lê sơ
Thời lê Thánh Tông đã hòan chỉnh và chặt chẽ hơn.
*Hệ thống các đơn vị hành chính :
-Lý-Trần:
-Thời Lý cả nước chia thành 24 lộ phủ, dưới là huyện , hương , xã.
- Thời Trần cảnước chia thành 12 lộ, dưới là phủ, châu huyện, xã
-Lê sơ:
Lê Thánh Tông chia làm 13 đạo thừa tuyên; mỗi đạo do 3 ty phụ trách là Đô ty- Hiến ty-Thừa ty.
-Dưới là phủ, châu, huyện
*Cách đào tạo tuyển chọn quan lại :
-Lý-Trần:
Xuất thân từ đẳng cấp quý tộc
-Lê sơ:
Phải có học mới được tuyển dụng để làm quan .
*Đặc điểm nhà nước :
-Lý-Trần:
Nhà nước quân chủ quý tộc
-Lê sơ:
Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế

18 tháng 1 2017

vì :

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông : tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ờ những điểm nào. Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông.
- Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý — Trần.
- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại : Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học...). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình 
ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

1 tháng 12 2018

nhanh giúp mình nha mình sắp thi rồi haha

1 tháng 12 2018

Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần:

  • Chính sách "Ngụ binh ư nông".
  • Chủ trương "Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông", xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
  • Tác dụng: xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh, là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.
12 tháng 10 2016

-Đó là An Dương Vương (Thục Phán)

-Vì :+ Đó là một khu đất cao ráo có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng cả vùng sơn địa

+Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.

+Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy

12 tháng 10 2016

thanks bn nhoa!!!!

 

30 tháng 10 2017

Câu hỏi của Nguyễn N - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến