Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của nền văn học Nga và thế giới nửa đầu thế kỉ XIX. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cuộc đời Pu-skin lại gắn bó sâu sắc với số phận của nhân dân, đất nước. Nhà thơ dũng cảm đấu tranh chống chế độ chuyên chế độc đoán của Sa hoàng. Những sáng tác của Pu-skin thể hiện tâm hồn Nga đôn hậu, trong sáng, khao khát tự do và tình yêu. Tài năng văn chương của Pu-skin hết sức đa dạng, ông viết được nhiều thể loại và thể loại nào cũng có những tác phẩm được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật, tiêu biểu như: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết thơ), Con đầm pich (truyện ngắn), Bô-rít Gô-đu-nốp (kịch lịch sử),..
Tình yêu là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, bất tận trong thơ Pu-skin. Vì thế nên thơ lãng mạn của ông thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả. Pu-skin viết về tình yêu như một sự thôi thúc, khám phá. Qua thơ ông, những cung bậc tình cảm đa dạng, những sắc thái cảm xúc phong phú, những rung động thầm kín của con tim, những ấn tượng khó nắm bắt của tình yêu con người được diễn tả vô cùng chân thực. Sức hấp dẫn tuyệt vời trong thơ tình yêu của Pu-skin chính là sự chân thành, cao thượng được thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện. Tôi yêu em là bài thơ thể hiện thành công điều đó.
Bài thơ dường như là lời từ giã của một mối tình đơn phương vô vọng. Điểm độc đáo là lời từ giã này cung chính là lời giãi bày, thổ lộ, bộc bạch của trái tim yêu luôn sôi nổi, nồng nàn. Bài thơ hấp dẫn người đọc không phải bằng ngôn từ cầu kì, trau chuốt mà là bằng tình cảm chân thành, xúc động, giống như những đợt sóng lúc sôi nổi dạt dào, lúc dịu êm, sầu lắng. Bố cục bài thơ có thể chia làm ba phần:
Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé.
Hai câu giữa: Nỗi khổ đau tuyệt vọng.
Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành.
Nhân vật em trong bài thơ là Ô-lê-nhi-na, một thiếu nữ xinh đẹp mà Pu-skin yêu say đắm và dã dành cho nàng những vần thơ ca ngợi. Mùa hè năm 1828, thi sĩ đã ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng không chấp nhận. Nỗi thất vọng đắng cay âm thầm ấy là nguyên nhân ra đời của bài thơ nổi tiếng này. Có thể xem đây là một câu chuyện tình thu nhỏ.
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được nhấn mạnh qua điệp khúc Tôi yêu em. Ba lần điệp khúc này vang lên, mỗi lần gắn với một cung bậc tình cảm và diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. Tình yêu mà thi sĩ dành cho người con gái ấy đã được thử thách qua thời gian. Thi sĩ khẳng định thời gian không thể làm cho tình yêu ấy phôi pha và ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt trong lòng mình. Đại từ em được dùng với ý trân trọng, tạo cảm giác vừa thán thiết, vừa xa cách. Cụm từ Tôi yêu em mở đầu bài thơ là lời thú nhận tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình:
Tội yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Âm điệu thơ ngập ngừng, dứt quãng, giống như nhịp đập bất thường của trái tim đang thổn thức bởi trĩu nặng nỗi đau. Cảm xúc thơ dận trải, lan toả, phù hợp với tâm trạng suy tư, trái trở, day dứt của nhân vật trữ tình về tình yêu đơn phương của mình.
Những cụm từ có thể, chưa hẳn biểu thị tính chất khó xác định dứt khoát của tâm hồn, tình cảm. Nhân vật trữ tình không giấu giếm những uẩn khúc trong lòng mình. Trong trái tìm thi sĩ, hình bóng người con gái đáng yêu không dễ phai mờ và tình yêu dành cho nàng chưa hẳn đã tàn phai bởi ngọn lửa si mê vẫn âm ỉ cháy. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm được thể hiện khá rõ, qua đó Pu-skin đã bày tỏ khát vọng tình yêu cùng những băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của nhân vật trữ tình – hình bóng của chính thi sĩ.
Đến câu thơ 3 và 4, mạch thơ đột ngột chuyển hướng. Cụm từ phủ định Nhưng không như nhấn mạnh một quyết định dứt khoát: Nhận vật trữ tình tự buộc mình phải cố mà quên và dường như đã phải dùng đến sự cương quyết của lí trí để chế ngự trái tim đang rớm máu. Tôi yêu em tha thiết, nồng nàn nhưng lại không muốn em phải bận lòng thêm nữa.
Tình cảm của nhân vật em được hé mở qua hai từ: bận lòng và u hoài. Người đọc có thể thấy được sự éo le trong quan hệ tình cảm của nhân vật trữ tình và thiếu nữ anh yêu. Tình yêu của nhân vật trữ tình (Tôi) không đem lại niềm vui và hạnh phúc mà chỉ mang lại nỗi bận lòng và sự u hoài cho em mà thôi. Đó là điều đau xót và đáng tiếc. Tôn trọng người mình yêu, nhân vật trữ tình lòng tự nhủ lòng phải cố quên đi tình yêu đơn phương, cho dù nỗi khổ đau đang giằng xé tâm hồn:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Điệp khúc Tôi yêu em mở đầu khổ thơ thứ hai gắn liền với các động từ chỉ trạng thái. Mỗi từ như cô đặc một trạng thái cảm xúc cụ thể: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè lẫn hậm hực lòng ghen. Chỉ qua hai câu thơ mà tưởng như những tình cảm giấu kín tận đáy sâu tâm hồn đã được bày tỏ và thi sĩ đã thể hiện rất thật cảm xúc của mình lúc này Những từ phủ định liên tiếp nhấn mạnh tính chất đơn phương của mối tình và cho thấy nhân vật trữ tình luôn băn khoăn, đau khổ. Anh đã chân thành giãi bày tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc khuất của tâm hồn – một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, âu lo, thắc thỏm; một tâm hồn vật vã trăn trở, day dứt, không biết đến sự nhẹ nhõm, an bình, thanh thản. Câu thơ nói đến sự bị động tiêu cực mà lại làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ tràn đầy sinh lực của trái tim yêu. Những từ lúc, khi góp phần diễn tả biến động dồn dập trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tôi biết em không nhớ tới tôi nhưng lúc nào trái tim tôi cũng hướng về em, bồn chồn day dứt và cả sự hậm hực đến cồn cào của lòng ghen bị dồn nén.
Trong tình yêu, yêu và ghét là hai trạng thái vừa đối lập vừa thống nhất, giống như hai mặt của một tờ giấy. Ghét thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu nhưng xét về bản chất, đó là biểu hiện của thứ tình yêu sở hữu ích kỉ. Lòng ghen tuông mù quáng dễ làm cho con người rơi vào sự nghi kị thấp hèn. Đối với Pu-skin, ghen tuông gợi nỗi buồn đen tối. Nhấn mạnh lòng ghen, câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám. Tưởng như nhân vật trữ tình đang rơi vào vực sâu của nỗi đớn đau, tuyệt vọng.
Điệp khúc thứ ba Tôi yêu em gắn với hai câu thơ cuối:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Cảm xúc bị kìm hãm trong hai câu thơ trước giờ đây như được giải tỏa bởi tình yêu cao thượng, chân thành, đằm thắm. Nhịp điệu chậm rãi cùng âm hưởng da diết, sâu lắng góp phần diễn tả cảm xúc thiết tha và đem lại cho câu thơ sức hấp dẫn tạ lùng, vượt lên nỗi buồn đau u ám và lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn vừa mang niềm nuối tiếc, xót xa vừa ẩn chứa sự tự tin và niềm kiêu hãnh. Có thể sẽ chẳng có người nào yêu em chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Cũng có thể tôi và em, chúng ta đã để mất một tình yêu quý giá chẳng thể tìm lại được bao giờ. Câu thơ cuối là lời khẳng định, là sự thăng hoa của tình yêu cao thượng. Nó đã đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách của con người.
Bài thơ Tôi yêu em đã phản ánh sinh động tâm hồn trong sáng và tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích ki thường tình để trao gửi đến người mình yêu ước mong cho nàng được hạnh phúc. Chàng trai ấy đã giữ lại những khổ đau dằn vặt cho riêng mình để dâng hiến cho người con gái mình yêu tất cả những gì đẹp nhất của tình yêu. Dẫu là lời từ giã tình yêu song nỗi buồn ở đây không sướt mướt, ủy mị mà nhân hậu, vị tha. Đó là tình yêu biết vượt qua những dục vọng ích kỉ của bản thân để cẩu mong cho người mình yêu được hạnh phúc.
Tròng tâm hồn tôi chưa lụi tắt hoàn toàn;
Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa;
Tồi chẳng muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì.
Tôi (đã) yêu em không thốt ra lời, không hi vọng,
Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị niềm ghen tuông giày vò;
Tôi (đã) yêu em chân thành, say đắm biết bao,
Cầu trời cho em được người khác yêu cũng như thế. Dịch thơ:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Bài thơ dường như là lời từ giã của một mối tình đơn phương vô vọng. Điểm độc đáo là lời từ giã này cung chính là lời giãi bày, thổ lộ, bộc bạch của trái tim yêu luôn sôi nổi, nồng nàn. Bài thơ hấp dẫn người đọc không phải bằng ngôn từ cầu kì, trau chuốt mà là bằng tình cảm chân thành, xúc động, giống như những đợt sóng lúc sôi nổi dạt dào, lúc dịu êm, sầu lắng. Bố cục bài thơ có thể chia làm ba phần: Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé.
Hai câu giữa: Nỗi khổ đau tuyệt vọng.
Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành. Nhân vật em trong bài thơ là Ô-lê-nhi-na, một thiếu nữ xinh đẹp mà Pu-skin yêu say đắm và dã dành cho nàng những vần thơ ca ngợi. Mùa hè năm 1828, thi sĩ đã ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng không chấp nhận. Nỗi thất vọng đắng cay âm thầm ấy là nguyên nhân ra đời của bài thơ nổi tiếng này. Có thể xem đây là một câu chuyện tình thu nhỏ. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được nhấn mạnh qua điệp khúc Tôi yêu em. Ba lần điệp khúc này vang lên, mỗi lần gắn với một cung bậc tình cảm và diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật trữ tình. Tình yêu mà thi sĩ dành cho người con gái ấy đã được thử thách qua thời gian. Thi sĩ khẳng định thời gian không thể làm cho tình yêu ấy phôi pha và ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt trong lòng mình. Đại từ em được dùng với ý trân trọng, tạo cảm giác vừa thán thiết, vừa xa cách. Cụm từ Tôi yêu em mở đầu bài thơ là lời thú nhận tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình: Tội yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Âm điệu thơ ngập ngừng, dứt quãng, giống như nhịp đập bất thường của trái tim đang thổn thức bởi trĩu nặng nỗi đau. Cảm xúc thơ dận trải, lan toả, phù hợp với tâm trạng suy tư, trái trở, day dứt của nhân vật trữ tình về tình yêu đơn phương của mình. Những cụm từ có thể, chưa hẳn biểu thị tính chất khó xác định dứt khoát của tâm hồn, tình cảm. Nhân vật trữ tình không giấu giếm những uẩn khúc trong lòng mình. Trong trái tìm thi sĩ, hình bóng người con gái đáng yêu không dễ phai mờ và tình yêu dành cho nàng chưa hẳn đã tàn phai bởi ngọn lửa si mê vẫn âm ỉ cháy. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm được thể hiện khá rõ, qua đó Pu-skin đã bày tỏ khát vọng tình yêu cùng những băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của nhân vật trữ tình – hình bóng của chính thi sĩ. Đến câu thơ 3 và 4, mạch thơ đột ngột chuyển hướng. Cụm từ phủ định Nhưng không như nhấn mạnh một quyết định dứt khoát: Nhận vật trữ tình tự buộc mình phải cố mà quên và dường như đã phải dùng đến sự cương quyết của lí trí để chế ngự trái tim đang rớm máu. Tôi yêu em tha thiết, nồng nàn nhưng lại không muốn em phải bận lòng thêm nữa. Tình cảm của nhân vật em được hé mở qua hai từ: bận lòng và u hoài. Người đọc có thể thấy được sự éo le trong quan hệ tình cảm của nhân vật trữ tình và thiếu nữ anh yêu. Tình yêu của nhân vật trữ tình (Tôi) không đem lại niềm vui và hạnh phúc mà chỉ mang lại nỗi bận lòng và sự u hoài cho em mà thôi. Đó là điều đau xót và đáng tiếc. Tôn trọng người mình yêu, nhân vật trữ tình lòng tự nhủ lòng phải cố quên đi tình yêu đơn phương, cho dù nỗi khổ đau đang giằng xé tâm hồn:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Điệp khúc Tôi yêu em mở đầu khổ thơ thứ hai gắn liền với các động từ chỉ trạng thái. Mỗi từ như cô đặc một trạng thái cảm xúc cụ thể: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè lẫn hậm hực lòng ghen. Chỉ qua hai câu thơ mà tưởng như những tình cảm giấu kín tận đáy sâu tâm hồn đã được bày tỏ và thi sĩ đã thể hiện rất thật cảm xúc của mình lúc này Những từ phủ định liên tiếp nhấn mạnh tính chất đơn phương của mối tình và cho thấy nhân vật trữ tình luôn băn khoăn, đau khổ. Anh đã chân thành giãi bày tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc khuất của tâm hồn – một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, âu lo, thắc thỏm; một tâm hồn vật vã trăn trở, day dứt, không biết đến sự nhẹ nhõm, an bình, thanh thản. Câu thơ nói đến sự bị động tiêu cực mà lại làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ tràn đầy sinh lực của trái tim yêu. Những từ lúc, khi góp phần diễn tả biến động dồn dập trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tôi biết em không nhớ tới tôi nhưng lúc nào trái tim tôi cũng hướng về em, bồn chồn day dứt và cả sự hậm hực đến cồn cào của lòng ghen bị dồn nén. Trong tình yêu, yêu và ghét là hai trạng thái vừa đối lập vừa thống nhất, giống như hai mặt của một tờ giấy. Ghét thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu nhưng xét về bản chất, đó là biểu hiện của thứ tình yêu sở hữu ích kỉ. Lòng ghen tuông mù quáng dễ làm cho con người rơi vào sự nghi kị thấp hèn. Đối với Pu-skin, ghen tuông gợi nỗi buồn đen tối. Nhấn mạnh lòng ghen, câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám. Tưởng như nhân vật trữ tình đang rơi vào vực sâu của nỗi đớn đau, tuyệt vọng. Điệp khúc thứ ba Tôi yêu em gắn với hai câu thơ cuối:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Cảm xúc bị kìm hãm trong hai câu thơ trước giờ đây như được giải tỏa bởi tình yêu cao thượng, chân thành, đằm thắm. Nhịp điệu chậm rãi cùng âm hưởng da diết, sâu lắng góp phần diễn tả cảm xúc thiết tha và đem lại cho câu thơ sức hấp dẫn tạ lùng, vượt lên nỗi buồn đau u ám và lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Tuy nhiên, đây không đơn thuần chỉ là lời cầu chúc tế nhị thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn vừa mang niềm nuối tiếc, xót xa vừa ẩn chứa sự tự tin và niềm kiêu hãnh. Có thể sẽ chẳng có người nào yêu em chân thành, đằm thắm như tôi đã yêu em. Cũng có thể tôi và em, chúng ta đã để mất một tình yêu quý giá chẳng thể tìm lại được bao giờ. Câu thơ cuối là lời khẳng định, là sự thăng hoa của tình yêu cao thượng. Nó đã đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách của con người.
Bài thơ Tôi yêu em đã phản ánh sinh động tâm hồn trong sáng và tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích ki thường tình để trao gửi đến người mình yêu ước mong cho nàng được hạnh phúc. Chàng trai ấy đã giữ lại những khổ đau dằn vặt cho riêng mình để dâng hiến cho người con gái mình yêu tất cả những gì đẹp nhất của tình yêu. Dẫu là lời từ giã tình yêu song nỗi buồn ở đây không sướt mướt, ủy mị mà nhân hậu, vị tha. Đó là tình yêu biết vượt qua những dục vọng ích kỉ của bản thân để cẩu mong cho người mình yêu được hạnh phúc.- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):
+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.
Tham khảo!!!
a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”
Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.
c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”
Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.
a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”
Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.
c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”
Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.
Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…
- Tác dụng :
+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
=> Đáp án B