Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:
Tế bào ⇒ Cơ thể ⇒ Quần thể – Loài ⇒ Quần xã ⇒ Hệ sinh thái – Sinh quyển.
– Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.
– Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.
– Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.
– Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.
– Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.
+ Hệ sinh thái: Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng.
+ Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.
⇒ Cấp tổ chức sống cơ bản là tế bào vì: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.
Tham Khảo:
-Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất, vì tế bào này hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng. Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào.
-Tế bào bạch cầu có nhiều lizôxôm nhất, vì tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và tế bào già, nên cần có nhiều lizôxôm nhất.
a) Loại tế bào có nhiều ribosome là tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào tuyến giáp. Vì những tế bào này có nhu cầu tổng hợp lượng lớn protein: tế bào kẽ tinh hoàn tổng hợp protein để tạo nên các hormone sinh dục, tế bào tuyến giáp tổng hợp protein để tạo nên các hormone có vai trò trong chuyển hóa vật chất của cơ thể.
b)
- Loại tế bào có nhiều lưới nội chất trơn là tế bào gan. Vì tế bào gan cần có nhiều các enzyme trên lưới nội chất trơn để thực hiện các chức năng như khử độc, tổng hợp lipid và chuyển hóa đường.
- Loại tế bào có nhiều lưới nội chất hạt là kẽ tinh hoàn, tế bào tuyến giáp. Vì những tế bào này có nhu cầu tổng hợp lượng lớn protein: tế bào kẽ tinh hoàn tổng hợp protein để tạo nên các hormone sinh dục, tế bào tuyến giáp tổng hợp protein để tạo nên các hormone có vai trò trong chuyển hóa vật chất của cơ thể.
c) Loại tế bào có nhiều lysosome là tế bào biểu bì, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn. Vì các tế bào này có cần lysosome để tiêu hóa các sản phẩm của hệ miễn dịch.
I, II à đúng
III à sai. Vì lưới nội chất hạt là trên lưới có các hạt riboxom.
IV à sai. Loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là bạch cầu.
Đáp án B
Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất, vì tế bào này hoạt động nhiều, cần nhiều năng lượng. Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào.
Lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ở tế bào bạch cầu vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu.
Lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ở tế bào bạch cầu vì lưới nội chất hạt (đính các hạt riboxom) tham gia tổng hợp protein và bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu.
Lưới nội chất trơn phát triển ở gan nhiều nhất vì chức năng của lưới nội chất trơn: tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại => các chức năng chính của gan
Cấu tạo của lưới nội chất phù hợp với chức năng:
+ Gồm các ống và túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới => tăng diện tích bề mặt, sản xuất được nhiều sản phẩm và các chất được vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng.
+ Lưới nội chất hạt: các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, một đầu liên kết với lưới nội chất trơn, trên màng có các hạt ribosome => Tổng hợp protein và được đưa vào trong hệ thống lưới nội chất để chuyển qua túi tiết.
+ Lưới nội chất trơn: hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, chứa enzyme => Tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+, tổng hợp nên các sterol và phospholipid, các hormone sinh dục, tổng hợp và dự trữ triglyceride, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết.
Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào có lưới nội chất trơn phát triển là tế bào gan, tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào sinh dục. Vì :
+ Tế bào gan có chức năng đào thải độc tố, sản xuất mật, dự trữ các chất như vitamin và chất khoáng, lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, tổng hợp albumin… nên cần có lượng enzyme lớn để thực hiện các quá trình trên.
+ Tế bào cơ chứa các sợi protein actin và myosin trượt qua nhau, tạo ra sự co lại làm thay đổi cả chiều dài và hình dạng của tế bào mà lưới nội chất trơn là nơi dự trữ Ca2+ để thực hiện chức năng co cơ
+ Tế bào thần kinh có chức năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung thần kinh mà lưới nội chất trơn là nơi dự trữ Ca2+ có chức năng trong quá trình truyền tin.
+ Tế bào tinh hoàn có chức năng tiết hormone sinh dục testosteron và sản xuất tinh trùng mà lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nên các hormone sinh dục.
- Trong các tế bào: tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển là tế bào bạch cầu vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu, mà protein chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt. Ngoài ra, tế bào tinh hoàn cũng chứa số lượng lớn lưới nội chất hạt vì chúng tiết hormone sinh dục mà hormone có thành mục chính là protein.
Theo mình là c nhé. pr do lưới nội chất hạt tổng hợp ra sẽ được chuyển đến thể gongi để nó lắp thành sản phẩm cuối cùng rồi chuyển đến nơi cần thiêt( màng sinh chất). các ý còn lại chắc sai
Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng
A. phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể. B. chuyển hoá đường.
C. tổng hợp lipit. D. đóng gói các sản phẩm phân phối cho tế bào.
THIẾU RỒI