K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU

      Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ”

      Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con . ”

      Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”

      Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

      Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua .”

      Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu .Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu. ”

      Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ? ”

      - Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! - Người chủ cửa hàng khuyên. -Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

      Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó. ”Em hãy tìm các từ láy trong bài văn trên ?

 

 
0
13 tháng 5 2023

Câu nói "chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó" có thể có ý nghĩa như sau:
+ Người nói tỏ ra không có khả năng chạy nhảy tốt, có thể là do tuổi tác hoặc sức khỏe không tốt.
+ Chú chó con cần một người hiểu và chơi với nó, có thể là do chó con còn trẻ và năng động, cần sự quan tâm và chăm sóc từ người khác để phát triển tốt hơn.
Tóm lại, câu nói này có thể ám chỉ đến việc cần có sự quan tâm và chăm sóc đối với những sinh vật yếu đuối, cần sự giúp đỡ và chăm sóc từ người khác.

11 tháng 5 2023

Câu nói đó có ý nghĩa về cuộc sống của chúng về sự chia sẻ và yêu thương nhau chú chó đó đã không đc người khác yêu thương cậu bé đó lại không thể chạy nhảy được có nghĩa cậu ấy không thể đi được 

11 tháng 5 2023

CN1 : cháu;   VN1: thực sự thích con chó đó

CN2: ta; VN2: sẽ tặng cháu con chó

Câu văn trên là câu ghép vì có hai vế câu mà mỗi vế câu đều có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ. 

Những con sói trong tâm hồnMột cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của...
Đọc tiếp

Những con sói trong tâm hồn

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

(Theo Gia đình Online)

1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)

4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)

A. Con sói hiền lành

B. Con sói giận dữ

C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.

D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.

5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)

 

6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

 

7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)

Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.

A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.

B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.

C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.

D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.

8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.

D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.

9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)

nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con

 giúp mình, mình cần gấp

1
11 tháng 4 2022

giúp mình với

16 tháng 12 2023

Vì con chó bị tật ở mông nên nó sẽ đi khập khiễng mãi mãi.

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận...
Đọc tiếp

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.” Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...”

Câu 4. Qua câu chuyện này cùng chi tiết những vết đinh, em rút ra được bài học gì ?

1
6 tháng 1 2022

Trong cuộc sống , bản thân mỗi một cá nhân mõi khi nổi giận phải luôn biết kiềm chế cảm xúc của bản thân vì khi ta không thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình , ta sẽ bộc phát ra những câu nói mà khiến người nghe cảm thấy đau lòng , đó sẽ là những vết thương có ảnh hưởng một cách vô cùng sâu sắc đến người khác , những vết thương ấy không bao giờ có thể lành lại như trước nữa mà nó đã in sâu vào trong tâm trí , trong lòng của họ. 

28 tháng 12 2021

giúp mình với

28 tháng 12 2021

Chuyện cười 2: Ông nội và cháu

Ông nội và người cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.

- Cháu: Đây tôi đưa bác 5.000 đồng, nhưng với một điều kiện.
- Ông: Điều kiện gì cũng được.
- Cháu: Thật không?
- Ông: Thật. Bác cứ nói đi.
- Cháu: Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy.

Mong mik đúng,in đậm là đại từ

3 tháng 1 2022

dù..nhưng

cái đầu chịu

3 tháng 1 2022

giúp mình sao lại nói thế