K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2023

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

23 tháng 6 2019

Việc miêu tả thiên nhiên gần hết cả bài thơ, đến cuối bài mới khắc họa hình ảnh con người đã thể hiện được tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp người trước thiên nhiên.

Dù con người chỉ có một mình nhưng đứng trước thiên nhiên vẫn không hề khuất phục, run sợ. Động từ “đội” thể hiện được sức mạnh, sự vững vàng của con người trước thiên nhiên.

10 tháng 10 2021

câu1: Những dòng thơ miêu tả hai cha con. Ví dụ:

+ Hai cha con bước đi trên cót

+ Bóng cha dài lênh khênh

+ Bóng con tròn chắc nịch

+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

+ Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

- Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con

- Hình ảnh “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha, Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.

câu2: Hai cha con dạo chơi trên bờ biến vào buổi sớm mai. Nhà thơ đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. Bình minh trên biến có cát trắng mịn, nước biển xanh trong, nắng vàng óng ả. Tất cả các màu sắc hoà trộn vào nhau tạo thành bức tranh ban mai tươi hồng.

29 tháng 10 2021

Nghe Thầy Đọc Thơ là một thi phẩm đặc sắc được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút tài năng của nền thơ ca Việt Nam được bạn đọc yêu thích và đón nhận. Bài thơ là lời nhắn gửi của ông đến người thầy của mình đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò năm xưa. Hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!

Kính tặng thầy Lê Thường
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả, người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hi sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.
Mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học. Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được đón nhận nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “xuất khẩu thành thơ”. Đến với bài thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy:

”Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ấm áp, ngân vang trong lớp học. Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất, về với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

” Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa”

Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Có thể nói rằng, người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho cậu bé Khoa sự huyền diệu, lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ. Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:

” Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến năm lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng quý độc giả thi phẩm Nghe Thầy Đọc Thơ của Trần Đăng Khoa. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm thầy trò gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người. Đọc bài thơ gợi cho ta những kỉ niệm về thời còn ngồi trên ghế nhà trường đầy đẹp đẽ và hồn nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

22 tháng 10 2023

 

Bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Thiện Thuật đã đem đến cho người đọc những cảm xúc chân thành về tình phụ tử. Người bố trong bài thơ hiện lên với tình yêu thương bao la. Từ khoảnh khắc con chào đời đến ngày “vắng nhà một hôm”, tình yêu ấy vẫn luôn đồng hành và là sức mạnh tiếp bước cho con trên mọi hành trình. Đọc bài thơ, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn tình yêu sâu sắc, thiêng liêng của bố dành cho con.