Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:
+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.
+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.
- Biện pháp tu từ nổi bật: biện pháp tu từ nhân hóa.
- Tác dụng: nhân cách hóa hình tượng cây tre, làm nổi bật nên sự gần gũi, gắn bó mật thiết của tre đối với người dân Việt Nam trong sản xuất và trong chiến đấu.
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
- Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
- Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” nhằm thể hiện ước muốn được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
- Tác giả khát khao cống hiến trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: khi ông đang nằm trên giường bệnh, chống chọi với những ngày cuối đời, ông không sợ cái chết, không nghĩ đến bản thân mà lại nghĩ đến việc được cống hiến cho đất nước. Điều này thể hiện phẩm chất cao đẹp của nhà thơ và lối sống ý nghĩa cho cuộc đời
- Bài thơ Cảnh khuya Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình cảm với thiên nhiên cũng như tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác Hồ.
- PTBĐ chính của bài cảnh khuya : Biểu cảm. = > Bởi vì hầu hết thơ đều thuộc phương thức biểu đạt là biểu cả. Ở đây, tác giả là Bác Hồ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc và nỗi lo nước nhà, lo cho nhân dân, chiến sĩ của mình.
Nguồn : google,có gì bạn yêu google nhé
Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ, ví dụ như:
- Trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụn chuyển đồi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa:
Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giá (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ "nghe" có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.
- Trong phần 2, tác giả tập trung khai thác cái hay của các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung của bài thơ như:
+ Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng.
+ Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ + trở nên đẹp lộng lẫy.
+ Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ...
= Chính cái cảnh đẹp có thật mà xuất hiện như do một phép lạ là tiếng gà trưa đã đưa anh chiến sĩ trở lại kỉ niệm về người bà tần tảo, suốt đời lo toan để cháu được vui sướng.
- dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ
- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...
- sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm
-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..
chúc bạn học tốt
1.
- Tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn “Tấm gương” đó là biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.
2.
Không miêu tả một con người cụ thể mà mượn hình ảnh của tấm gương làm điểm tựa cho bài văn. Qua đó, bộc lộ tình cảm của tác giả vi tấm gương luôn phản chiếu các sự vật xung quanh đúng như bản chất vốn có của nó. Do vậy, trong bài văn tác giả đã ngợi ca phẩm chất của gương nhưng là để ngợi ca đức tính trung thực ngay thẳng của con người.
3.
Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương
- Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.
- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.
Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.
Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là khẳng định sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người dân Việt Nam.