Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873. Pháp đánh chiếm lần 2 vào năm 1882.
Câu 2:Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Gíap Tuất vào năm 1874 .
Hiệp ước Pa tơ nốt vào năm 1884 .
Câu 1 :
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 vào năm 1873 , đánh chiếm Bắc Kì lần 2 vào năm 1882
Câu 2 :
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Giáp Tuất vào năm 1874
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Hác Măng vào năm 1883
- Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Pa-tơ-nốt vào năm 1884
Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau:
Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.Nội dung:
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.
Nhận xét
- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp
- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp
- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội lại một phần lợi ích dân tộc
- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi
- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta
Ý 1:
Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:
- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)
- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp
Nội dung của Hiệp ước
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...
- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp
Ý 2:
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc
Nguyên nhân thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.
=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế.
- Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình.
- Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi )chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh
- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
- Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay (cho HS xem ảnh của Ô Quan Chưởng hoặc trình chiếu Powerpoint ). Hiện ở cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng vì ngày 20.11.1873 Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của 100 binh sĩ triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc, kết cục viên Chưởng cơ cùng toàn thể 100 binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng. Từ bấy đến nay người ta vẫn chưa xác minh được tên gọi của vị chưởng cơ anh hùng. Vì vậy tên Ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một tồn nghi của lịch sử.
3. Vì
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2.
-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.
1)Pháp chiếm Bắc Kì lần 1:20-11-1873.
2)Pháp chiếm Bắc Kì lần 2:1882.
3)Triều đình Pháp kí với Huế hiệp ước Gíap Tuất:1873.
4) Hác Măng:25-8-1883.
5) Pa-tơ-nốt:1884.
bạn ơi chỉ có năm 1873,1874,1883,1884 thôi chứ không có 1882 mong bạn suy nghĩ lại và cho mình câu trả lời đúng vì mình đang cần gấp ạ