TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN Môn: Sinh học Lớp: 9
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho P: Chó lông ngắn thuần chủng x lông dài. F1 thu được:
A. 1 lông ngắn : 1 lông dài B. 3 lông ngắn : 1 lông dài
C. Toàn lông dài D. Toàn lông ngắn.
Câu 2: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:
A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1
Câu 3: Trong quá trình tạo giao tử ở đông vật, hoạt động của các tế bào mầm là:
A. Nguyên phân B. Giảm phân
C. Thụ tinh D. Nguyên phân và giảm phân.
Câu 4. Trong quá trình giảm phân, kì sau của phân bào 1 xảy ra hiện tượng
A. Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
B. Mối NST kép tách thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực tế bào.
C. Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo.
D. NST kép co xắn cực đại và di chuyển về trung tâm.
Câu 5: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:
A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN
Câu 6. Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra ở
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian
Câu 7. Một phân tử AND thực hiện nhân đôi 4 lần đã tạo ra số phân tử AND con là.
A. 4 B. 8 C. 16 D. 2
Câu 8. Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn là do sự kết hợp giữa 2 giao tử.
A. đơn bội và lưỡng bội của bố và mẹ.
B. Lưỡng bội của bố và mẹ.
C. n+ 1 của bố và mẹ
D. n- 1 của bố và mẹ.
Câu 9: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính?
A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp B. Bệnh bạch tạng
C. Bệnh máu khó đông D.Tất cả các tính trạng nói trên.
Câu 10: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%.
Câu 11: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt
C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng.
D. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thì vi phạm Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Câu 12: Kĩ thuật gen là gì?
A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.
B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.
C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.
D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
Câu 13: Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường:
A. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường
B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
C. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu
D. Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt.
Câu 14: Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do:
A. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
B. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau
C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
D. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế
Câu 15: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?
A. Giao phối gần. B. Cho F1 lai với cây P.
C Lai khác dòng. D. Lai kinh tế.
Câu 16: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?
A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực.
B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn.
C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố.
D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố.
Câu 17: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Câu 18. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi
Câu 19: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng. D. Đàn chó nuôi trong nhà.
Câu 20: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?
A. Số lượng các loài trong quần xã.
B. Thành phần loài trong quần xã
C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã
D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 21: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã?
A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc B. Đàn hải âu ở biển
C. Bầy sói trong rừng D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên
Câu 22: Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?
A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp
D. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao
Câu 23: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:
A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã B. Sự phát triển của quần xã
C. Sự giảm sút của quần xã D. Sự bất biến của quần xã
Câu 24: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây:
A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ.
B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật.
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
Câu 25: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
A. Đất, nước, dầu mỏ.
B. Đất, nước, sinh vật, rừng.
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng.
D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng.
Câu 26: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là:
A. Bảo vệ các loài sinh vật
B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Câu 27. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt?
A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi. D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo.
Câu 28: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?
A. P: AABbDD x AABbDD
B. P: AaBBDD x Aabbdd
C. P: AAbbDD x aaBBdd
D. P: aabbdd x aabbdd.
Câu 29: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
A. Mô. C. Mô phân sinh.
B. Tế bào rễ. D. Mô sẹo và tế bào rễ.
Câu 30: Một gen dài 5100 Å tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.
A. 15000 ribônuclêôtit.
B. 7500 ribônuclêôtit.
C. 8000 ribônuclêôtit.
D. 14000 ribônuclêôtit
Quy ước gen: A lông ngắn. a lông dài
Kiểu gen: loong ngắn: AA hoặc Aa
TH1: P: AA( lông ngắn). x. aa( lông dài)
Gp. A. a
F1: Aa(100% lông ngắn)
TH2: P Aa( lông ngắn) x aa( lông dài)
GP A,a a
F1: 1Aa:1aa
Kiểu hình:1 lông ngắn:1 lông dài