Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
\(\rightarrow\)
- Giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất:
+ Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi khoảng 7,35 – 7,45.
+ Dịch vị dạ dày của con người chứa acid HCl với pH dao động khoảng 1,5 – 3,5.
+ Nước mưa bình thường mà chúng ta hay sử dụng có giá trị pH rơi vào khoảng 5,6. Cụ thể hơn, tại thành phố, giá trị pH nước mưa dao động từ 4,67 – 7,5. Và tại các khu công nghiệp, nước mưa có giá trị pH trung bình khoảng 4,72, thường dao động từ 3,8 – 5,3.
+ Đất thích hợp cho trồng trọt có giá trị pH trong khoảng từ 5 – 8.
- Trong cơ thể người, máu và dịch dạ dày … đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột (ngoài khoảng chuẩn) thì là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí.
+ Nếu giá trị pH dạ dày cao hơn khoảng chuẩn sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa khó khăn, các vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi hơn trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa … Nếu giá trị pH trong dạ dày thấp hơn khoảng chuẩn sẽ gây ra các vấn đề như đắng miệng, ợ chua, ợ hơi, nóng trong lồng ngực, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…
+ Nếu có pH máu ngoài khoảng chuẩn, có thể bắt đầu gặp các triệu chứng nhất định. Các triệu chứng gặp phải sẽ phụ thuộc vào việc máu có tính acid hơn hay kiềm hơn. Một số triệu chứng nhiễm toan (máu có tính acid) bao gồm: đau đầu; lú lẫn; mệt mỏi; buồn ngủ; ho và khó thở; nhịp tim không đều hoặc tăng; đau bụng; yếu cơ … Các triệu chứng nhiễm kiềm bao gồm: lú lẫn và chóng mặt; run tay; tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay hoặc mặt; co thắt các cơ; nôn hoặc buồn nôn …
Tham khảo!
* Gợi ý:
- Tên hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông.
- Các loài sinh vật có trong quần xã: Cá chép, cá rô phi, tôm, tép, cua, con trai sông, con hến, ốc bươu vàng, cá lóc, rêu, bèo tây,…
- Nhận xét sự đa dạng của quần xã: Hệ sinh thái sông khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật sinh sống.
Tham khảo :
- Để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất ta dựa vào độ tan của từng chất trong nước.
- Để xác định khối lượng chất tan trong một dung dịch có nhiều cách, như:
+ Dựa vào khối lượng dung dịch và khối lượng dung môi: mct = mdd - mdm
+ Dựa vào nồng độ phần trăm và khối lượng dung dịch:
+ Dựa vào nồng độ mol, thể tích dung dịch và khối lượng mol chất tan.
Tham khảo :
- Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn mạ; giai đoạn đẻ nhánh; giai đoạn làm đòng; giai đoạn tạo hạt.
- Kĩ thuật bón phân cho lúa trong từng giai đoạn:
+ Giai đoạn mạ, thực hiện bón lót.
Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.
Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.
+ Giai đoạn đẻ nhánh, thực hiện bón thúc cây đẻ nhánh.
Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.
Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết.
+ Giai đoạn làm đòng, bón thúc cây lúa trổ đòng
Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.
Nên sử dụng phân bón kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.
+ Giai đoạn tạo hạt
Đây là giai đoạn bón đón đòng, trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ có thể nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1 – 2 lần nhằm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH
LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh về hệ bài tiết |
1 | Nguyễn Văn A | 6 | 3 |
2 | Trần Văn B | 5 | 2 |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Tổng | … | … |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra (học sinh tự tính dựa trên số liệu thu được).
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Học sinh tự nhận xét dựa trên số liệu thu được (tỉ lệ người mắc bệnh là cao hay thấp/ độ tuổi mắc bệnh phổ biến là bao nhiêu).
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.
- Uống đủ nước.
- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.
- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.
- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Tham khảo:
pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn. Nhiều quá trình hoá học trong tự nhiên, trong sản xuất và trong cơ thể sống diễn ra trong điều kiện pH ổn định, một sự thay đổi đáng kể về pH có thể dẫn tới những ảnh hưởng không mong muốn tới các quá trình này. Do đó cần phải quan tâm đến pH của môi trường nước, môi trường đất để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của người, động vật, thực vật.