K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

                  
8 tháng 5 2021

1a.

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

b.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

6 tháng 9 2017

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

22 tháng 12 2017

   “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

1 tháng 2 2016
  • Giải thích: 
    • Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
    • Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
  • Khẳng định: 
    • Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
    • Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
    • Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
20 tháng 6 2017

Câu trả lời rất hay !

23 tháng 6 2019

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trờiPha mùi thi họa đủ mùi ca ngâmCung Thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Câu hỏi:

Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:

“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.

Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?

Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

0
26 tháng 7 2018

- Thu thủy: làn nước mùa thu.

    - Xuân sơn: nét núi mùa xuân.

Cả câu thơ sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ và biện pháp ẩn dụ gợi lên đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.3. Thế nào là thể chí?4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả...
Đọc tiếp

1. Qua truyện " Chuyện người con gái nam xương" em hãy cho biết thế nào là truyện kì mạng lục?

2. Nguyên nhân trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương.

3. Thế nào là thể chí?

4. Qua đoạn trích chị em Thúy Kiều em hiểu thế nào là nghệ thuật ước lệ  tượng trưng ? Đoạn  trích thể hiện rõ nhất cảm hứng nhân văn nào của Nguyễn Du?

5. " Làn thu thủy, nét xuân sơn "  là hình ảnh ước lệ gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, còn cụm từ " làn thu thủy" thì gợi tả vẻ đẹp nào?

6. Cụm từ" nét ngài nở nang " " nét xuân sơn" gợi tả vẻ đẹp nào của chị em ThúyKiều?

7. Theo em, cảnh ngày xuân trong 4 câu thơ đầu có màu sắc như thế nào?

8.Trong 10 câu thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ huật nào? Nội dung chính của 10 câu thơ đầu là gì?

9.Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích ' Kiều ở lầu ngưng bích" là gì ?

10. Nêu hình thức sáng tác của truyện Lục Vân Tiên.

 

 

 

 

 

2
23 tháng 10 2019

thay vì dùng tg đăng bài thì e nên leenn mạng tra những k/n nhá còn những câu kia đọc qua bài là hỉu r

24 tháng 10 2019

1.Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm

2.

 Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

hai câu trc nha!!!!!