K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

 Nguyên nhân

Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở  (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.

8 tháng 5 2021

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương: 

- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.



 

5 tháng 9 2018

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

Đáp án cần chọn là: D

23 tháng 3 2017

Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: B

27 tháng 1 2021

Tham khảo bảng sau nhé

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

 

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

 

24 tháng 7 2019

Đáp án C

22 tháng 9 2017

Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị).

=> 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm

12 tháng 7 2018

Đáp án B

14 tháng 9 2018

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

3 tháng 3 2016

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX

  1. Hoàn cảnh bùng nổ

- Hai hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt nam độc lập.

- Tuy vậy, phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có cơ hội.

- Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng, nên chúng âm mưu loại bỏ phe chủ chiến.

- Do đó, Tôn Thất Thuyết và những cộng sự của ông đã quyết đinh nổ súng trước để giành thế chủ động.

- Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngyaf 13/7/1885, ông đã nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

- Ngày 20/9/1885, tại sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, hà Tĩnh), chiếu Cần vương lần thứ hai được phát ra.

Từ đó, Phong trào Cần vương bùng nổ và kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX.

2. Phân tích thái dộ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhâ dân qua nội dung chiếu Cần vương.

  • Nội dung chiếu Cần vương:

- Chiếu cần vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.

* Thái độ của các văn thân, sĩ phu và nhân dân đối với chiếu Cần vương:

- Thái độ của văn thân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

- Thái độ của quần chúng nhân dân:

+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân, ái quốc”.

+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuois thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

4 tháng 1 2017

theo ban than toi thay thi cac ban ko nen viet phan khai niem the nao la van than va the nao la quan chung nhan dan

23 tháng 2 2016

- Phái chủ chiến trong triều đình (đứng đầu là Tôn Thất  Thuyết) thủ tiêu những phần tử thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi hiệu là Hàm Nghi, tích cực chuẩn bị lực lượng, xây dựng sơn phòng và tích luỹ lương thảo chống Pháp, nuôi hi vọng khôi phục lại chủ quyền đất nước.

- Trước sự uy hiếp của kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết định tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế để giành thế chủ động.

- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra đêm mồng 4 rạng ngày 5-4-1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung rời khỏi Hoàng thành lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ngày 13-7-1885, mượn lời Hàm Nghi, ông  hạ Chiếu Cần vương lần thứ nhất.

- Đến ngày 20-9-1885, Chiếu Cần vương lần hai một lần nữa kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương bùng nổ.