Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Người kể chuyện: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
- Điểm nhìn: Điểm nhìn có sự thay đổi linh hoạt, luân phiên điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.
- Lời trần thuật: kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.
Đoạn văn có sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn:
- Điểm nhìn của người kể chuyện:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại
+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …
- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra
- Điểm nhìn bên ngoài:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả
+ Đã thế, hắn … không ai ra điều
+ Phải đấy … không ai biết.
- Điểm nhìn bên trong:
+ Tức thật … Tức chết đi được mất
+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.
Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:
- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.
- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.
- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.
=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.
* Các sự kiện chính
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.
- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.
TK
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:
+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.
+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..
+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).
Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:
- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng.
- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.
- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.
- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?
- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.
- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.
* Phân loại điểm nhìn:
- Điểm nhìn của người kể chuyện:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại
+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …
- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra
- Điểm nhìn bên ngoài:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả
+ Đã thế, hắn … không ai ra điều
+ Phải đấy … không ai biết.
- Điểm nhìn bên trong:
+ Tức thật … Tức chết đi được mất
+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.
- Nhận xét: Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, có sự luân chuyển, giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về khung cảnh mở đầu và cảm xúc của Chí Phèo với tiếng chửi của hắn.
- Cách mở đầu truyện ngắn: Cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc: giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.
- Điểm nhìn:
+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.
+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.