Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nét tương đồng là:
- Bản tính và khát vọng:
+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.
+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:
+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:
+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:
- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
+ "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”. Ẩn sâu hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tâm trạng của “em” trong tình yêu.
- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời.
+ "Sóng" và "em" tuy hai nhưng là một, có khi phân tách có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
Tâm trạng Giu-li-et:
+ Thông qua lời độc thoại nội tâm
+ Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”
+ Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm
+ Nàng đối đáp với Ro-me-o chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình
+ Nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-et
+ Chấp nhận tình yêu và hướng về Ro-me-o
→ Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu
Tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ
Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.
- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.
- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.
- Điểm tương đồng: đều thể hiện tình yêu mang nét đẹp truyền thống, với những cung bậc tình cảm, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: nhân hậu, khao khát yêu thương và luôn hướng tới một tình yêu cao thượng, lớn lao.
- Điểm mới: người phụ nữ trong bài thơ Sóng thể hiện cái tôi trong tình yêu đầy mới mẻ, mạnh mẽ và hiện đại để khẳng định tin bất diệt vào tình yêu, bày tỏ khát vọng thành thực của bản thân rằng muốn được dâng hiến, sống hết mình cho tình yêu.
Hai tình cảm này có trong từng khổ thơ nhưng hàm chứa mức độ khác nhau:
+ Bài thơ làm hiện lên vẻ đẹp vê cảnh, người Huế, từ đó thấy được nỗi lòng, tình yêu quê thiết tha, sâu đậm của tác giả với quê hương, đất nước
- Ẩn trong câu từ, bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với người thôn Vĩ, nhớ mong, khắc khoải, hoài nghi
Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:
- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”
→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm
- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”
→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình
- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”
Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào
- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”
→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình
- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”
→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.
- Sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ:
+ Sóng nhớ bờ – em nhớ anh: Nỗi nhớ da diết cả đêm lẫn ngày, cả lúc tỉnh táo nhận thức đến khi chìm vào trong mơ thì nỗi nhớ vẫn len lỏi và tồn tại khôn nguôi.
+ Dữ dội – dịu êm – ồn ào – lặng lẽ: Có đầy đủ hết thảy những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố trong tình yêu có thể bắt gặp ở bất cứ cô gái đang yêu nào. Có lúc giận hờn, ghen tuông, lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc trầm ngâm, yên lặng.
+ Nguồn gốc của sóng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, ta chỉ nhìn thấy ngọn sóng mà chẳng biết chúng xuất phát nguồn cội từ đâu. Và tình yêu của nhân vật trữ tình “em” cũng thế, chỉ biết yêu là yêu thôi.
+ Con sóng cũng muốn vươn mình ra biển lớn để khám phá thế giới bao la của biển khơi thì người con gái khi yêu cũng muốn mình sẽ chinh phục tình yêu trên cuộc hành trình không giới hạn, vươn mình ra khỏi những tục lệ gò bó, khỏi những rào cản xưa cũ, không chấp nhận sự tù túng, chật hẹp.
+ Sóng luôn vận động không ngừng như tình yêu luôn biến chuyển, luôn trường tồn, hướng đến sự thủy chung, vững bền, dài lâu.
+ Sóng còn là hiện thân của một hiện tượng tự nhiên vĩnh cửu giống như khát vọng tình yêu muôn đời mãnh liệt, người phụ nữ không thể sống thiếu tình yêu, luôn muốn dành cả cuộc đời của mình để tìm và sống với tình yêu đích thực.
=> Hình tượng “sóng” và “em” sánh vai cùng nhau xuyên suốt bài thơ, song kiếm hợp bích hỗ trợ cho nhau tạo nên những ý thơ trọn vẹn nhất và cho ta nhận ra trong tình yêu thì cảm xúc nhiều màu sắc vô cùng. “Sóng” và “nhân vật trữ tình em” tuy hai mà một với những tương đồng, gắn kết với nhau thể hiện được nỗi lòng tác giả muốn truyền tải, ẩn dụ ý thơ về tâm trạng người con gái khi yêu.