Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
- Nội dung chính:
+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng.
+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời.
+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh.
- Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch:
+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải.
+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật. Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật.
+ Chỉ dẫn sân khấu.
Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:
-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.
-Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.
-Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
- Văn bản truyện thơ: Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” in trong tập “Bích Câu kì ngộ” kể về hoàn cảnh gặp nhau giữ chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều, để rồi hai người cùng dệt nên sợi tơ duyên hạnh phúc. Tú Uyên gặp nàng trong một lần đi xem hội xuân, chàng thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần bèn bám theo nhưng lại để mất dấu, từ đó chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ. Tình cờ chàng mua được bức tranh người thiếu nữ giống hệt cô gái mà chàng yêu thương, chàng mua về treo trong nhà, ngày đêm ngắm tranh tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh thành người thật. Chàng “sớm khuya” ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, khi chàng đi công việc trở về nhà thì thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân”, chàng lấy làm lạ quyết định rình xem thì thấy một người con gái trong tranh bước ra. Không để lỡ cơ hội, chàng tiến vào rưng rưng “bên mừng bên lệ” bày tỏ nỗi lòng của mình. Đằng gái thẹn thùng xưng tên là tiên nữ “Giáng Kiều” vốn có duyên trời định “ba sinh” với chàng, mong được kết duyên đôi lứa. Từ đó, họ đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc. Trăm hoa, muôn thú cũng mừng cho họ. Đoạn trích trên mang âm hưởng dân tộc sắc nét cùng ca từ trữ tình, uyển chuyển cho ta thấy được tâm nguyện mà nhà thơ gửi gắm về cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.
- Văn bản bi kịch: Sống hay không sống – Đó là vấn đề
Nghi ngờ về cái chết của vua cha có liên quan đến Clô-đi-út vị vua hiện tại cũng là chú ruột của chàng, Hăm-lét đã giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cố gắng dò xét xem Hăm-lét có điên khùng thật hay giả tạo. Cuộc trò chuyện của chàng với người yêu mình là Ô-phê-li-a đã bị vua và Pô-lô-ni-út nghe trộm. Khi nói chuyện với nàng ta, Hăm-lét đã buông ra những lời tàn nhẫn, cốt để nàng rời xa mình. Hăm-lét đã nhận ra sự xung đột với cả thời đại, từ đó để lại dấu ấn trong nội tâm của chàng. Nội tâm chàng tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục. Đó cũng là điều mà chàng băn khoăn “Sống, hay không sống – đó là vấn đề”.
- Phương tiện phi ngôn ngữ là những phương tiện hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng.
- Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng: Cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe.
- Dẫn chứng: Trong bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, nội dung văn bản có chứa những hình ảnh minh họa, truyền tải, tăng tính xác thực đối với người đọc.
→ Nhờ vào những yếu tố này, ý tưởng và thông tin bài trở nên thu hút, hấp dẫn người đọc, biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán thành một văn bản thông tin thú vị. Đồng thời giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu không bị mơ hồ, dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp nhận thông tin hơn.
- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11.
- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 - Cấu trúc của văn bản thông tin.
Bài | Kiến thức cốt lõi | |||
Về loại, thể loại văn bản | Các yếu tố cấu thành trong văn bản | Lịch sử văn học | Về tiếng Việt | |
Bài 6 – Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng | Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. | Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng. Nhân vật của truyện thơ Nôm khả phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn | Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam. Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc. Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...). Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc. | Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn. Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc cầu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cán xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trọn hai câu thơ, câu văn liền kề nhau. |
Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí | - Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,... nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả. - Tuỳ bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,... - Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống. Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tùy bút. | Trong tuỳ bút, tản văn, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt, tuỳ vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng của sự quan sát, chiêm nghiệm và đặc điểm phong cách nghệ thuật của người viết. |
| Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. |
Bài 8 – Cấu trúc văn bản thông tin | Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng. | - Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ. - Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản. |
| Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ |
Bài 9 – Lựa chọn và hành động |
| Văn bản văn học có nhiều chủ đề Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.
|
| Một số cách giải thích nghĩa của từ Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng: - Giải thích bằng hình thức trực quan: chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...). - Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ. - Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến. - Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ. |
- Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết:
+ Văn bản nghị luận: Tác phẩm truyện, tác phẩm thơ, tác phẩm kịch, hiện tượng đời sống.
+ Văn bản nghiên cứu, báo cáo về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Yêu cầu:
+ Xác định các yếu tố hình thức và phân tích chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
+ Xác định các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
+ Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng chủ đề; những vấn đề thực tế.
+ Đưa ra được thông điệp với bản thân và người đọc.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hoá,...) mà em quan tâm.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (xem Bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện và Bài 6: Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ). Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn: Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.
- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm
ð Đáp án C