K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 9

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ)Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

4- Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Bài 2: (6đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài 3: (10đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảmh của đất nuớc

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 10

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng - Nam Cao)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.

Câu 4: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Em có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?

Bài 2:(4đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

( Hồi huơng ngẫu thư- Hạ Tri Chuơng)

Bài 3:(10đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Tĩnh dạ tứ”

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 11

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của em, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)

Bài 2: (6đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản:

Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO

( Tự do- P. Ê-luy-a)

Từ việc cảm thụ văn bản trên em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề tự do trong cuộc sống

Bài 3:(10đ): Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một nguời không có chân để đi giày”

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 12

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Nguyên tiêu- Hồ Chí Minh)

Bài 2:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:  

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

 

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?

Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)

Bài 3:(10đ): Viết một bài văn trình bày quan điểm của em về ý thức, trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nuớc

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HỌC SINH GIỎI

                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

( Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)

1-Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên

2-Em có suy nghũ gì về hình ảnh những chuếc xe không kính trong chiến tranh chống Mĩ trên đuờng Trường Sơn lửa đạn?

3- Nêu mục đích mà tác giả miêu tả những chiếc xe không kính

4-Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trên

Bài 2:(4đ)  Phân tích giá trị biểu cảm và giá trị nghệ thuật trong văn bản sau:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau long con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

( Trích Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)

Bài 3:(10đ): Em hãy đọc câu chuyện sau:

Chuẩn bị hồ sơ dự thi Đại Học, Học hỏi Sinh:

-         Cậu chọn nghề gì?

Sinh: Tất nhiên chọn nghề làm ra nhiều tiền. Còn cậu?

Học: Mình muốn chọn nghề mình yêu thích.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm chọn nghề của mình

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 1

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(6đ)  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giò cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 - 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2: Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

Câu 4: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?

Bài 2: (2đ) Nêu ngắn gọn tác dụng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:

Ta thường thì tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da, nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da ngựa, ta cũng vui lòng.

( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

Bài 3: (2đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ 
Bác về... Im lặng. Con chim hót 
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

( Theo Chân Bác- Tố Hữu)

Bài 3:(10đ): Trong bài ‘’ Đại cáo bình Ngô’’ của Nguyễn Trãi miêu tả những tội ác tày trời của giặc minh đối với nhân dân ta đễn mức:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.

Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?

Từ việc cảm nhận tư tuởng cao đẹp đó. Em hãy nêu lên những suy nghĩ của mình về long khoan dung trong cuộc sống của mỗi người

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 2

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(4đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi

Hổn hển như lời của nước mây…….

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây…..

 

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.

− Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

(Hàn Mạc Tử)

Câu 1. Nội dung của bài thơ trên là gì?

Câu 2. Câu thơ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.

Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

Câu 4. Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

Bài 2:(6đ)  Kết thúc văn bản cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập một), nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”.

Từ việc cảm nhận về “thế giới kì diệu” ấy, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường.

Bài 3:(10đ): Trước đây có người cho rằng:" Sai lầm cuối cùng trong cuộc đời Napoleon là thất bại ở Waterloo. Kì thực không phải như vậy. Sau khi Napoleon bị đày chung thân trên đảo Xanhhêlen thì có nhận được 1 món quà của người bạn thân:bộ cờ vua bằng ngà có nạm ngọc. Napoleon rất thích món quà tinh xảo này, không hề rời tay. Sau khi người tù lừng danh này chết đi, bộ quân cờ được bán đấu giá rất cao và qua tay nhiều người. Gần đây, người sở hữu cuối cùng của bộ quân cờ đã phát hiện ra 1 quân cờ có thể vặn ra và trong đó giấu 1 kế hoạch tỉ mỉ làm sao để trốn thoát khỏi đảo. Thế nhưng Napoleon đã không biết được bí mật này và e rằng đây mới chính là thất bại cuối cùng của ông.

Theo em, Napoleon đã phạm phải sai lầm gì? Từ câu chuyện này bạn rút ra bài học gì trong cuộc sống.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 3

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(2đ)  Viết một bài văn( khoảng 2/3 trang giấy), em hãy lập luận để làm rõ hình ảnh nguời lao động trong văn bản sau:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

Bài 2:(4đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Chúng tôi ngồi đây, quần tụ giữa trời
Cuộc đời lính có niềm sung sướng lính
Mỗi đứa một quê
Thằng ở đồng chua
Đứa ở nước mặn
Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi...
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi ướt đẫm vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn
Ngày mai hòn đảo sẽ nhô lên
Đất nước Việt Nam, một lần nữa nối liền
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi...

( Hát về một hòn đảo- Trần Đăng Khoa)

1-Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

2-Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

3-Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo long lanh như ngọc dát

4-Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?

Bài 3:(4đ): Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng lien ấy đã làm sâu sắc them tình yêu quê hương đất nước.

Qua bài thơ Tiếng gà trưa, em hãy làm sang tỏ nội dung trên

Bài 4:(10đ): "… Ở nước ta, cứ 15 phút lại có thểm một người bị nhiễm HIV/AIDS… cứ sau mỗi ngày, ta lại có thêm 96 người bị nhiễm HIV/AIDS, mỗi tuần là 672 người, mỗi tháng là 2.920 người, và sau mỗi năm là 35.040 người, bằng dân số của một huyện…

Điều đau lòng hơn nữa là những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một xa khỏi cái quỹ đạo cuộc sống đang diễn ra quanh họ. Sự kì thị này lớn đến nỗi, ngay cả những bệnh nhân HIV/AIDS là tuyên truyền viên có thâm niên nhất mà chúng tôi gặp, đều tỏ thái độ đầy ngờ hoặc. Thậm chí, ngay đến cái tên (chứ chưa nói đến địa chỉ, nơi làm việc), họ cũng rất sợ bị tiết lộ. Tại sao vậy?”

(Theo Phương Anh, Lỏng nhân ái không thể nhiễm HIV, Vietimes, 19-3-2008)

Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói trên.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:…………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   SỞ GD&ĐT TỈNH NAM ĐỊNH               ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG CẤP TỈNH

                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 180’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(6đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

( Con cò- Chế Lan Viên)

1-Nêu nội dung chính của văn bản trên

2-Văn bản trên phát triển theo một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò.trong những câu hát ru. Qua hình tuợng con cò, tác giả muốn nói điều gì?

3- Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu văn bản trên.

4-Theo em, vì sao trong lời ru thấm hơi xuân ấy, người mẹ lại mong con mình lớn lên làm thi sĩ? Từ mong ước của người mẹ trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của văn chương trong việc bồi đắp tâm hồn con người?

Bài 2(4đ): Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa thu trên làng cảnh quê hương Việt Nam. Đặc biệt trong đó có bài thơ Thu điếu không những mang đến cho ta cảnh vật mùa thu mà còn mang đến những tâm trạng của nhà thơ và thú câu cá mùa thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)

 

Từ việc phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên, em hãy viết một bài văn để làm sang tỏ nội dung trên.

Bài 3:(10đ):  Giờ ra chơi, một nhóm học trò tiểu học xúm nhau lại kể “các chuyện trên đời”:

– Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!

– Bố tớ mua ô tô rồi nhé!

– Bác tớ ở hẳn khu biệt thự!

– Còn ông tớ cực tốt! – Riêng Ngọc Anh trịnh trọng tuyên bố…

Tự lời nói thơ ngây của cô bé Ngọc Anh kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì? Em có suy nghĩ gì về triết lí ấy?

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:…………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 4

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1trang

Bài 1:(4đ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Câu 1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trong đoạn văn có những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. “Lí tưởng” mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến em xúc động nhất.

Câu 4.Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (trình bày trong khoảng 7 dòng)

Bài 2:(6đ)  Có ý kiến nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động, nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sang tỏ ý kiến trên.

Bài 3:(10đ):  Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

                Giám thị2:………………………………………………………………………………………..

 

 

0
22 tháng 7 2020

1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.

3.

Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''

Rút gọn thành phần CN

Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

13 tháng 7 2023

BPTT: So sánh, liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi, giàu hình ảnh

Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã so sánh tiếng Việt hết sức sinh động và thú vị với ''đất cày'', ''lụa'', ''tre ngà'' và ''tơ'' - những thứ hết sức mềm mại và thân quen. Việc so sánh và liệt kê sự vật đã giúp người đọc có thể thấy rõ vẻ đẹp cũng như sự gần gũi của tiếng Việt đồng thời cũng là sự mong mỏi của nhà thơ về tình yêu của người Việt đối với tiếng Việt.

14 tháng 7 2023

Trong thi ca trước đến nay ta đã rõ rằng cái hồn của những câu thơ hay là được góp lại từ những bút pháp nghệ thuật tinh tế, mượt mà. Ta làm rõ điều đấy hơn ở câu thơ:

''Ôi, tiếng Việt như đất cày,như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ''

Xen cạnh cảm xúc "ôi" là biện pháp so sánh chủ thể tiếng Việt với đất cày với lụa để tác giả thể hiện rằng cái dân dã bình dị lại cũng giống cái đẹp đẽ mượt mà thông qua tiếng nói Việt. Từ đó, Người cho đọc giả thấy rằng tiếng Việt gần gũi, gắn bó với người nông dân ta nhưng không vì thế mà thô ráp, nó cũng như "lụa" sang trọng thanh cao. Không chỉ thế, nhà thơ còn muốn bày tỏ tiếng Việt còn làm đẹp nên quê hương "óng" lên "tre ngà" và còn như "tơ" mềm mại. Từ đây ta thấy sự quan trọng của biện pháp tu từ trong câu thơ, chỉ việc "so sánh" nhưng người thi sĩ có thể dễ dàng để những câu chữ ấy thấm đậm vào lòng người đọc, người nghe. Khép lại, phép so sánh không chỉ làm giàu giá trị gợi hình gợi cảm của câu thơ mà còn để lại dư âm hấp dẫn đọc giả!

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ