K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

Bài học rút ra: Lòng biết ơn trong cuộc sống

Gợi ý cho em cách viết nhé:

Nêu lên câu chủ đề (Lòng biết ơn là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống này...)

Lòng biết ơn là gì?

Người có lòng biết ơn là những người như thế nào? (Nêu biểu hiện...?)

Dẫn chứng (Em có thể lấy dẫn chứng bên ngoài hoặc lấy ngay cậu bé trong câu chuyện nha!)

Phản đề (Trái với lòng biết ơn là gì...?)

Liên hệ bản thân em

Kết luận lại. 

11 tháng 2 2022

Em chụp văn bản đó lên giúp anh với

28 tháng 3 2019

Chọn đáp án: B

Đọc mẩu chuyện​ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯC CẢM ƠN Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng: Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn...
Đọc tiếp

Đọc mẩu chuyện​ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯC CẢM ƠN

Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:
Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.

a/ Bà giáo đã nhận được bức thư cảm ơn trong hoàn cảnh nào ?

b/ Trong bức thư viết lại cho giáo sư William bà giáo đã tâm sự " Ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được" lời tâm sự của bà đã gợi cho em suy nghĩ gì ?

c/ Từ câu chuyện đã cho em hiểu như thế nào về sức mạnh của lời cảm ơn trong cuộc sống ?

d/ Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang rưỡi giấy thi) về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống.

HELP ME!!! Mai mk thi r, thanks trc nha!

3
16 tháng 5 2019

d/Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.
Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới, ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi dua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy, các cô,...
Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy, các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước? Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đáng trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi; giành được nhiều điểm chín, mựời chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, Tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô. Thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn.
Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

16 tháng 5 2019

a,Mot buoi sang lanh leo va hiu hat buon

bc, Biết nói lời cảm ơn điều cần thiết trong cuộc sống

d, "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây",... là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn - một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.

Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,... Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,... Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người.

Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi, tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện, mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất mát vô cùng to lớn và vĩ đại. Những hạt cơm, hạt gạo hết sức bé nhỏ mà hằng ngày chúng ta thưởng thức đã trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", là sự "dãi nắng dầm mưa", "hai sương một nắng" tần tảo, vất vả của người nông dân. Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà hôm nay đất nước ta có được là nhờ vào sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước.Với tinh thần yêu nước mãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, can trường, dũng cảm đối mặt với "mưa bom bão đạn", hi sinh tuổi xuân, tuổi đời "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" để đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó, toàn thể đất nước Việt Nam vẫn luôn biết ơn, khắc ghi, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã khuất và giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, gia đình của những người thương binh. Lòng biết ơn còn là chuẩn mực để nhắc nhở con người về giá trị của gia đình, quê hương và cội nguồn.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn cố gắng gìn giữ, phát huy lòng biết ơn, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, thể hiện qua việc lãng quên quá khứ, sống bội bạc, vong ơn phụ nghĩa. Đâu đó trong xã hội này, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những người con bất hiếu buông lời xúc phạm và ngược đãi bố mẹ. Thậm chí có những người sẵn sàng phản bội những người từng giúp đỡ mình để thỏa mãn lòng ích kỉ hay sự đố kị, ghen ghét,... Đó là những hành động, thái độ sống đáng bị lên án, phê phán bởi họ đã lãng quên đi cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng.

Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-biet-on-45712n.aspx
Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, gia đình, thầy cô,... bằng những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực hơn nữa trong học tập và lao động.

27 tháng 2 2023

Tự sự, Biểu cảm

SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠNGiáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:”Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tám mươi tư...
Đọc tiếp

SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tám mươi tư tuổi như ta, sống đơn độc trong căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ta đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận”.

                                                (http://songtrongtinhyeu.blogsport.com)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2. Vì sao bức thư của giáo sư William L.Stidger vô cùng ý nghĩa với cô giáo cũ của ông?

Câu 3. Từ gợi dẫn của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi về chủ đề: Ý nghĩa lời cảm ơn.

0
10 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ Hiền!

   Mẹ ơi, con đã tự hỏi rằng " mẹ có bao giờ yêu thương con không? mẹ có bao giờ ghét con không? " Đó là câu hỏi mà con luôn tự hỏi bản thân khi mẹ mắng con. Nhưng có lẽ con đã sai khi hỏi những câu hỏi đó, những lúc con phạm lỗi sai chưa bao giờ mẹ mắng con mà mẹ chỉ dặn con" đừng như vậy nhé con" hay là " cố lên con nhé! "  Vậy mà con chưa bao giờ hiểu lòng của mẹ, chưa bao giờ nghĩ cho mẹ. Công việc thành công là điều mẹ vui nhất về con , con cứ nghĩ rằng chỉ cần làm việc và làm việc sẽ khiến mẹ vui nhưng con đã lầm. Vì chỉ công việc ra mẹ còn muốn con dành thời gian bên mẹ và gia đình rất nhiều. Nhiều khi trong bữa cơm gđ vắng con mẹ cũng không ăn ngon được hay những lúc con bận rộn cả ngày trời mẹ cũng lo lắng xem con ăn uống đầy đủ không? Có làm việc quá sức mình không? 

   Mỗi buổi tối, mẹ lên phòng con và hỏi con về công việc và sức khỏe của bản thân bận quá đôi khi con quát lớn lên với mẹ và nói những lời lẽ không đúng. Giờ con đã hiểu ra rằng nếu không có mẹ thì con sẽ không bao giờ làm được việc gì cả. Con vấp ngã mẹ động viên con " đứng dậy đi con và đừng bỏ cuộc " nhờ câu nói ấy mà con đã có thêm nguồn động lực cho bản thân rất nhiều. Con ốm mẹ bên cạnh con, đợi con tỉnh dậy mẹ mới an lòng. Công việc rất bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian riêng cho con rất nhiều. Bỏ những trang giáo án, mà chia sẻ với con mọi chuyện. 

  Thời gian qua con đã có những hành động không đúng với mẹ, con xin lỗi mẹ nhiều lắm mẹ ạ! Con hi vọng mẹ có thể tha thứ lỗi lầm cho con, mẹ nhé! COn hứa sẽ không bao giờ làm mẹ buồn đâu. Con cả đời này công lao của mẹ không thể trả hết, con nợ mẹ hai chữ " cảm ơn " Cả đời này mang nặng ân tình sâu nặng của người. Con không muốn nói con yêu mẹ mà con muốn thay vì nói câu đó thể hiện qua hành động của bản thân con. Mẹ mãi là của con mẹ nhé!

      Chúc bạn học tốt!

11 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ yêu của con!

Nếu mẹ  có hỏi:''Con yêu ai nhất''.Con sẽ rành mạch trả lời không chút ngừng ngại:''Con yêu mẹ nhất!Còn mẹ,mẹ có thương con không''.Mỗi khi mẹ ''đánh' con nhiều khi con nghĩ rất nhiều rằng:''Sao mẹ lại đánh con''.Con nghĩ đó là con nghĩ sai mẹ ''đánh ''con bởi vì mẹ thương yêu con đúng không mẹ.Mỗi khi con điểm xấu hay làm điều sai mẹ luôn nhắc nhở con rằng:''Cố lên con nhé.Thất bại là mẹ thành công.Con hãy ghi nhớ điều này cho me.Con vẫn còn mẹ mà''..Vậy mà con chưa bao giờ hiểu mẹ hết con luôn nghĩ rằng mẹ hay ''đánh'' con vì mẹ ghét con không thương con.Mẹ chẳng quan tâm đến con mà chỉ quan tâm đến công việc hằng ngày,mẹ chẳng theo dõi con học như thế nào hay con làm điều gì.Nhiều khi con đi học về muộn mẹ vẫn chờ con ngoài cửa xem con đã về chưa.Mẹ làm việc tất bật ngoài công việc ở công ti mẹ còn phải là người nội trợ của gia đình.Ngày nào mẹ cũng làm việc,nhìn mẹ con thấy rất ''thương''''tội nghiệp'' mẹ làm sao.Có lẽ mẹ cũng muốn dành thời gian cho co  kể cho con những điều bổ ích thú vị.

Khi con ốm,mẹ nghỉ việc trông con chăm sóc con từng li từng tí.Nhìn ''bàn tay'' của mẹ gầy nhom xương và gân nổi lên.Bây giờ con đã hiểu rồi tình cảm mà mẹ dành con như là tình mẫu tử,mẹ sẽ bất chấp mọi thứ để dành hết cho con dù có chuyện gì đang xảy ra với con.Mỗi khi con vấp ngã mẹ nói rằng''Cố lên con hãy cố  gắng lên con còn có mẹ mà dù có chuyện gì xảy ra mẹ vẫn bên con''.Nhờ câu nói đó của mẹ đã làm trái tim con lay động biết nhường nào,mẹ đã cho con thêm sức mạnh nguồn động lực để con đứng dậy không bao giờ thất bại,neus thất bại con vẫn còn có mẹ mà.

Thời gian trôi qua những hành động cử chỉ cách ăn nói của con đối với mẹ là không đung.''Con xin lỗi mẹ,mẹ hãy tha thứ cho con nhé bởi con không hiểu được tấm lòng của mẹ và tình mẫu tử mà mấy năm qua mẹ dành cho con'!Con hứa con sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa.Mẹ mãi là mẹ của con một người mẹ luôn ở bên con không bao giờ bỏ rơi con.Nhiều khi con nghĩ con là đứa trẻ may mắn khi có mẹ.Những đứa trẻ bất hạnh ngoài kia thật tội nghiệp không có người mẹ che chở khi vấp ngã hay chia sẽ nỗi buồn niềm vui.Con rất yêu mẹ!''

Con yêu,

Phương Anh

14 tháng 10 2016

Qua câu chuyện đánh nhau với cối xay gió em rút ra bài học cho bản thân:

+ Sống có lí tưởng, ước mơ, lạc quan nhưng không nên thiếu thực tế.

Yêu sách vở và phải biết chọn những sách tốt để đọc, học tập.

Khôn ngoan tỉnh táo nhưng đừng quá thực dụng, ích kỉ....

9 tháng 12 2018

Chúng ta không nên quá tin tưởng vào mấy cuốn truyện hiệp sĩ hay gì đó mà bắt chước theo để rồi mang dến những hậu quả khôn lường giống như câu chuyện trên.

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới         Chuyện người ăn xin Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

         Chuyện người ăn xin

 Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không còn gì để cho ông cả

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

_ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, cũng vừa nhận được cái gì đó của ông

1. Những chi tiết nào thể hiện cahs ứng xử của cậu bé đối với người ăn xin? Nhận xét về những hành động và lời nói của cậu bé?

2. Qua câu chuyện, theo em cả ông lão và cậu bé đều nhận được điều gì từ nhau?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

4. Trong xã hội, thấy có những cách đối xử với người ăn xin như thế nào? Nêu ý kiến của em vè những cách đối xử ấy ( viết khoảng 5 cau văn )

4

Vẽ hai đường thẳng có dạng chéo ( không thể thẳng vì đường thẳng kéo dái mãi mãi . Nếu vẽ thẳng 2 đường đó thì chỉ có 1 đường thẳng duy nhất ) , chỉ có 1 điểm chung là giao điêm của 2 đường thẳng đó.

19 tháng 9 2018

1) - Từ tôi lục hết đến ... nắm chặt bàn tay run rẩy của ông .

    - Cậu bé tui Ko có gì nhưng vẫn có gắng giúp ông lão những gì mình có thể làm !