Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô Hiền là người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống:
+ Khi còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa cách ngồi, cách cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn
+ Răn dạy lũ trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.
+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”.
=> Cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội, biểu tượng cho vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hóa Hà Thành.
Đáp án cần chọn là: D
Cần làm rõ một số ý sau:
- Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo La Bơ-ruy-e, là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.
- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: "Nâng cao tinh thần", gợi: "Những tình cảm cao quí và can đảm" của con người.
Nguyễn Trung Thành là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.
Đáp án cần chọn: A
Tình huống: gọi gọn trong nhan đề tác phẩm vợ nhặt. Tràng- thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng
+ Trong thời gian đói kém 1945, hơn hai triệu người chết đói, cái giá của con người rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ dễ dàng
+ Khao khát hạnh phúc, tổ ấm, hi vọng vào ngày mai
Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?”
+ Xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
+ Tràng bất ngờ với hạnh phúc của mình, sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
→ Tình huống truyện cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.
MB:
Giới thiệu trích dẫn lời phê bình của Hoài Thanh
Nêu nhận định của bản thân về ý kiến đó
TB:
- Giải thích ý kiến của tác giả Hoài Thanh:
+ Trình bày một số nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu
+ Do năng khiếu bẩm sinh, truyền thống của gia đình, quê hương
+ Nguyên nhân chính "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" dẫn tới sự thành công trong thơ của ông
- Chứng minh nhận định:
+ Tác giả Tố Hữu là người toàn tâm, toàn ý với cách mạng, luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với mọi đau khổ, sướng vui của chặng đường lịch sử
+ Tình cảm, tâm tư chân thành, tha thiết của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị
+ Ở tác giả có sự thống nhất, hài hòa giữa con người với thơ ca
( Có thể lấy các tác phẩm như Việt Bắc, Từ ấy… để minh chứng)
- Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.
KB:
- Khẳng định nhận định của Hoài Thanh phù hợp với sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận thơ ca
- Thơ Tố Hữu thành công rực rỡ về thể loại thơ ca cách mạng
1/ Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".
2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:
a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).
b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.
* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.
* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.
3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:
- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.
- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.
- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.
=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.
4/ Đánh giá:
- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C