Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:
Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:
Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn
*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.
THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Vị trí: Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Tiếp giáp các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
• Yêu cầu số 2:
- Đặc điểm tự nhiên của Thăng Long được thể hiện trong “Chiếu dời đô”:
+ “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
+ “là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”. - Một số tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan,..
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…
Tham khảo:
Kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về di tích Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Tên di tích: Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Mục đích tham quan: tìm hiểu về công đức của Thánh Gióng, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thời gian dự kiến: ngày …./ tháng …../ năm 2023.
- Chuẩn bị: kinh phí, vật phẩm để dâng hương (hương, hoa, hoa quả,…), đồ ăn nhẹ,…
- Các bước thực hiện
+ Liên hệ để thuê xe và thống nhất với bên vận chuyển về thời gian, địa điểm, lịch trình
+ Khi đến Đền Gióng: làm lễ dâng hương trước sân Rồng, sau đó tham quan, tìm hiểu di tích theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên du lịch; tổ chức một số trò chơi dân gian, như: nhảy bao bố, kéo co,…
- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội
+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.
+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.
+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng
(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm
- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
THAM KHẢO
- Những biện pháp đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
+ Nhà nước đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công trình trong khu di tích.
+ Cơ quan quản lí Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đến khách tham quan về trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật, tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh.
Tham khảo!
Một số hoạt động được tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc:
+ Cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi.
+ Lễ khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của thành phố Hà Nội;
+ Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
+ Lễ phong hàm Giáo sư, phó giáo sư.
Tham khảo!
- Những hoạt động mà các bạn học sinh tham gia để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của Thăng Long - Hà Nội là:
+ Tham quan di tích lịch sử - văn hóa.
+ Tìm hiểu văn hoá truyền thống của vùng đất Thăng Long - Hà Nội.
+ Vẽ tranh tuyên truyền về lịch sử - văn hóa của vùng đất Thăng Long - Hà Nội.