Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vào ngày 22 - 6 bán cầu Bắc là mùa hè vì Trái Đất có hình cầu và do trục của trái đất nghiêng về một bên nên khi nửa bán cầu Bắc ngã về Mặt Trời thì đồng thời góc chiếu của ánh sáng mặt trời cũng thay đổi nên khi đo ánh sáng chiếu ở bán cầu Bắc nhiều hơn bình thường và thời gian chiếu cũng dài hơn dẫn tới ngày nhiều hơn đêm suy ra chỉ có mùa hè là vậy. Và ngược lại, nửa bán cầu Nam ngã về phía kia(tức là ngược với mặt trời) nên góc chiếu bị khuất bởi bán cầu Bắc thời gian chiếu cũng ngắn lại ngày ngắn hơn đêm nên đây là mùa đông.
- Vào ngày 22 - 12 bán cầu Bắc là mùa đông vì Mặt Trời ngả ngược phía với Mặt Trời nên góc chiếu bị khuất bởi bán cầu Nam thời gian chiếu cũng ngắn lại ngày ngắn hơn đêm nên đây là mùa đông. Và ngược lại, bán cầu Nam là mùa hè vì Trái Đất có hình cầu và do trục của trái đất nghiêng về một bên nên khi nửa bán cầu Nam ngã về mặt trời thì đồng thời góc chiếu của ánh sáng mặt trời cũng thay đổi nên khi đo ánh sáng chiếu ở bán cầu Nam nhiều hơn bình thường và thời gian chiếu cũng dài hơn dẫn tới ngày nhiều hơn đêm suy ra chỉ có mùa hè là vậy.
Do mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau nên:
Tại vị trí A, nửa cầu bắc là mùa hạ thì nửa cầu nam là mùa đông.
Tại vị trí B, nửa cầu bắc là mùa đông thì nửa cầu nam là mùa hạ.
Theo cô hiểu thì ý câu hỏi của em là vậy, không biết có đúng ý câu hỏi của em không.
Chúc em học tốt!
- Vào ngày 22 – 6, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có ngày dài đêm và ngược lại tại các điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22 – 12, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày và các địa điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm.
- Điểm C nẳm trên đường xích đạo, trong ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12 có độ dài ngày đêm như nhau.
Em tham khảo nhé!!
"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
+ Ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng, do đó độ dài ban đêm là 24 giờ.
+ Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ.
Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.