Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nucleotide được cấu tạo từ ba thành phần là base nitrogen, đường 5 carbon và acid phosphoric. Base nitrogen liên kết với pentose qua liên kết N – Glycoside tạo thành nucleoside, acid phosphoric kết hợp với pentose trong nucleoside qua liên kết ester.
- Nucleic acid được chia thành hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
- DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide là A, T, G, C; còn RNA được cấu tạo từ A, U, G, C.
Cấu tạo của các vi sợi cellulose:
- Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.
- Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.
- Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.
\(a,\) \(A_1=T_2=300\left(nu\right)\)
\(T_1=A_2=200\left(nu\right)\)
\(G_1=X_2=450\left(nu\right)\)
\(X_1=G_2=250\left(nu\right)\)
\(b,\) \(N=2A+2G=\) \(2\left(A_1+T_2\right)+2\left(G_1+X_1\right)=\) \(2400\left(nu\right)\)
\(L=3,4.\dfrac{N}{2}=4080\left(\overset{o}{A}\right)\)
\(M=N.300=720000\left(dvC\right)\)
\(H=N+G=2400+G_1+X_1=3100\left(lk\right)\)
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây: Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, cùng với sự sinh trưởng của tế bào giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây, tham gia vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
- Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
- Sự trao đổi đoạn và sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong kì sau giảm phân I trong giảm phân tạo nên rất nhiều loại giao tử. Qua thụ tinh, sự kết hợp của các loại giao tử tạo nên nhiều tổ hợp gen mới, hình thành nên sự đa dạng di truyền của loài.
a) Cấu trúc bậc 1 được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide (là liên kết được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid đứng trước và nhóm amino của amino acid đứng sau, đồng thời loại đi một phân tử nước) tạo thành chuỗi polypeptide có dạng mạch thẳng. Một phân tử protein có thể được cấu tạo từ vài chục đến vài trăm amino acid.
b) Cấu trúc bậc 2: Gồm 2 dạng là xoắn lò xo α hoặc gấp nếp β. Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen giữa các amino acid đứng gần nhau.
c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Cấu trúc không gian đặc trưng quy định chức năng sinh học của phân tử protein. Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối disulfit (-S - S-)..
Sự hình thành cấu trúc bậc 4: Một số phân tử protein được hình thành do sự liên kết từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4. Ví dụ như phân tử hemoglobin gồm hai chuỗi α và hai chuỗi β.
\(H=N+G\) \(\rightarrow3900=N+30\%N\) \(\rightarrow N=3000\left(nu\right)\)
\(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=20\%N=600\left(nu\right)\\G=C=30\%N=900\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Ta có: \(A_1=T_2=10\%.1500=150\left(nu\right)\)
\(\rightarrow\) \(A_2=T_1=A-150=450\left(nu\right)\)
\(C_1=G_2=20\%.1500=300\left(nu\right)\)
\(\rightarrow G_1=C_2=G-300=600\left(nu\right)\)
Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen; G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen). Mỗi mạch polynucleotide được tạo thành từ các liên kết phosphodieste giữa các nucleotide.
Hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau (3' - 5' và 5' - 3').