Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bảng. Đặc điểm của ngành giun tròn
- Đặc điểm chung của ngành giun tròn: cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn kí sinh.
Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể | Đặc điểm cấu tạo ngoài | Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù |
---|---|---|
Bộ lông | Bộ lông mao | Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể |
Chi (có vuốt) | Chi trước ngắn | Đào hang |
Chi sau dài khỏe | Bật xa → chạy nhanh khi bị săn đuổi | |
Giác quan | Mũi thính và long xúc giác nhạy bén | Thăm dò thức ăn hoặc môi trường |
Tai thỏ rất thính vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía | Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù |
Bảng. So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru
Loài | Nơi sống | Cấu tạo chi | Sự di chuyển | Sinh sản | Con sơ sinh | Bộ phận tiết sữa | Cách cho con bú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Thú mỏ vịt | Nước ngọt và ở cạn | Chi có màng bơi | Đi trên cạn và bơi trong nước | Đẻ trứng | Rất nhỏ | Không có vú chỉ có tuyến sữa | Liếm sữa trên long thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ |
Kanguru | Đồng cỏ | Chi sau lớn khỏe | Nhảy | Đẻ con | Bình thường | Có vú |
Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành thân mềm
- Đặc điểm chung của ngành thân mềm: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển nên có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển. Trừ 1 số ít có hại, hầu hết đều có lợi .
Bảng. So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Tên động vật | Ngành | Hô hấp | Tuần hoàn | Thần kinh | Sinh dục |
---|---|---|---|---|---|
Trùng biến hình | Nguyên sinh | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
Thủy tức | Ruột khoang | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa | Hình mạng lưới | Tuyến sinh dục không có ống dẫn |
Giun đất | Giun đốt | Da | Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Châu chấu | Chân khớp | Hệ thống ống khí | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Cá chép | Động vật có xương sống | Mang | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Ếch đồng | Động vật có xương sống | Da và phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thằn lằn | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Chim bồ câu | Động vật có xương sống | Phổi và túi khí | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thỏ | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Bảng 2. Đặc điểm chung của ngành giun đốt
- Đặc điểm chung: cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.
→ Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và cơ thể con người.
- Các đại diện:
+ Làm thức ăn cho người: rươi
+ làm thức ăn cho động vật khác: giun đất,rươi, giun đỏ,…
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất
+ Làm màu mỡ đất trồng: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun đỏ,…
+ Có hại cho động vật và người: đỉa, vắt,…
Bảng. chức năng chính các phần phụ của tôm
STT | Chức năng | Tên các phần phụ | Vị trí của các phần phụ | |
---|---|---|---|---|
Phần đầu – ngực | Phần bụng | |||
1 | Định hướng và phát hiện mồi | - 2 mắt kép - 2 đôi râu |
√ | |
2 | Giữ và xử lí mồi | Các chân hàm | √ | |
3 | Bắt mồi và bò | Các chân ngực | √ | |
4 | Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng | Chân bơi (chân bụng) | √ | |
5 | Lái và giúp tôm bơi giật lùi | Tấm lái | √ |
Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện