Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các dãy núi lớn: Cooc-đi-e, A-pa-lat, An-đet (châu Mĩ), Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); At-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi), Cap-ca, Hin-đu-cuc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-la-a, U-ran (Châu Á); Đông Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương).
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi (châu Phi), A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng, Trung Xi-bia (châu Á), Tây Ô-xtray-li-a (châu Đại Dương), Bre-xin (châu Mĩ).
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ), Đông Âu (châu Âu), Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á), đồng bằng trung tâm (châu Đại dương).
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để tìm vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định.
Trả lời
- Các dãy núi lớn: Coóc-đi-e, A-pa-lat, An-đét (châu Mĩ); Xcan-đi-na-vi, An-pơ (châu Âu); Al-lát, Đrê-ken-bec (châu Phi); Cap-ca, Hin-đu-cúc, Thiên Sơn, Côn Luân, An-tai, Xai-an, Hi-ma-lay-a, U-ran (châu Á); Đông Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương).
- Các sơn nguyên lớn: Ê-ti-ô-pi-a. Đông Phi (châu Phi); A-ráp, I-ran, Đê-can, Tây Tạng. Trung Xi-bia (châu Á); Tây Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương), Bra-xin (châu Mĩ)
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm (Bắc Mĩ), A-ma-dôn, La Pla-ta (Nam Mĩ); Đông Âu (châu Âu); Công-gô (châu Phi), đồng bằng Ấn - Hằng, Mê Công, Hoa Bắc, Tây Xi-bia (châu Á); đồng bằng Trung tâm (châu Đại dương).
bạn TK# để làm bài
Lời giải chi tiết
Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).
- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:
+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)
Đỉnh núi Phan-xi-păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) cao 3143m là đỉnh núi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
- Khu Hoàng Liên Sơn:
+ Đá mác ma xâm phập và phun trào.
+ Địa hình núi trung bình và cao trên 2000 – 3000m.
+ Khí hậu lạnh quanh năm, mưa nhiều.
+ Đất mùn núi cao.
+ Rừng ôn đới trên núi.
- Khu cao nguyên Mộc Châu:
+ Địa hình núi thấp (dưới 1000m), đá vôi là chủ yếu.
+ Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.
+ Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi.
+ Rừng và đồng cỏ cận nhiệt (vùng chăn nuôi bò sữa).
- Khu đồng bằng Thanh Hóa.
+ Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng.
+ Khí hậu cận nhiệt đới.
+ Đất phù sa.
+ Rừng nhiệt đới (thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp).
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam.[1] Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên.[2] Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".
Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143 m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.542 m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m.
Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.
Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xã Sa Pa nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.[1] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.[2] 17 loài thực vật đặc hữu[3] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[5] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.[6] Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[6] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.[7]
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao".[8] Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.[9] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.[10] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.[11]
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.[12]
dài thế