K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2017

Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.


25 tháng 3 2022

Em vào đây tham khảo nhé:

15 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay CHỌN LỌC - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em lớp 8 - VnDoc.com

25 tháng 3 2022

hình như link bị lỗi roi á chị

23 tháng 1 2017

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

23 tháng 1 2017

Việt Nam có hàng nghìn những ngôi chùa, ngôi đền lớn nhỏ dùng để thờ Phật, thờ các vị thần trong tự nhiên hay thờ những nhà tu hành có đạo hạnh, có duyên với nhà Phật. Từ Băc chí Nam, đi đến bất cứ địa phương nào thì ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, các vị thần được thờ có thể là khác nhau nhưng điểm chung đó là không gian chùa vô cùng thiêng liêng, thành kính mà nếu như có những khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống thì chỉ cần thành tâm cầu nguyện thì mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi. Hà Tây quê em là mảnh đất truyền thống văn hóa với những tín ngưỡng từ lâu đời, nói đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Tây thì có thể kể đến, đó là chùa Thầy.

Chùa Thầy là một ngôi chùa nhỏ nằm ở chân núi Sài Sơn, trực thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây ( nay là tỉnh Hà Nội). Sài Sơn xưa còn được gọi với cái tên khác là núi Thầy nên ngày nay, người ta biết đến ngôi chùa Sài Sơn xưa với cái tên là chùa Thầy. Đây là ngôi chùa được xây dựng để thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, tương truyền rằng nửa cuối của cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu luyện ở ngọn Sài Sơn, nên khi Từ Đạo Hạnh mất thì người dân đã xây dựng ở đây một ngôi chùa, khi ấy núi Thầy chưa được gọi là núi Thầy mà gọi với cái tên khác là núi Phật Tích, trùng với tên của chùa Phật Tích ở Hương Sơn ngày nay.

Ở miền Bắc Việt Nam, ngoài chùa Hương và chùa Tây Phương, chùa thầy chính là một trong ba ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất của thành phố Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, vào thời nhà Đinh, ban đầu, chùa thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, đây là nơi mà nhà sư Từ Đạo Hạnh tu hành cuối đời, cũng là nơi mà nhà sư từng làm trụ trì, khi mất người dân lập am để thờ nhà sư này. Sau này, nhà vua Lí Nhân Tông đã cho người xây dựng, tu sửa lại chùa Thầy gồm hai cụm chùa là Đỉnh Sơn Tự và Thiên Phúc Tự.

Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình Rồng, theo thuyết phong thủy thì đây là một mảnh đất đẹp, linh thiêng phù hợp với không gian tu hành. Mặt khác, chùa lại giáp với ngọn Long Đẩu nên người ta càng có cơ sở để tin đây chính là mảnh đất rồng. Bởi vậy mà trong chùa có một hồ nước rộng được đặt tên là Long Chiểu, hay có cách gọi khác chính là Long Trì ( ao Rồng). Lễ hội chùa Thầy thường được tổ chức vào ngày mùng năm đến ngày mùng bảy tháng ba âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày mở hội thì du khách thập phương từ khắp nơi trên đất nước kéo về hành hương. Không chỉ có du khách thập phương mà những tăng ni, phật tử cũng về đâytụng kinh, làm lễ tế Phật.

Một nét đặc biệt trong lễ hội chùa Thầy hàng năm, đó chính là phần lễ được thực hiện kết hợp với phần âm nhạc diễn xướng. Khi tiến hành lễ cúng Phật trai đàn thì đồng thời diễn ra một hình thứ diễn xướng tôn giáo độc đáo, đó chính là phần tế lễ kết hợp với sự hòa âm của các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn bầu..Làm cho không gian lễ hội ở chùa thầy khác hẳn với các buổi tế lễ ở các ngôi chùa khác. Khi các tăng ni tiến hành phàn lễ, những phật tử bốn phương sẽ ngồi ở ngoài sân, trong đình để cầu xin bình an cho gia đình, cho bản thân.

Lễ hội nào cũng vậy, bên cạnh nghi thức lễ sẽ là phần hội. Và lễ hội chùa Thầy cũng không phải một ngoại lệ. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, nam thanh nữ tú ở khắp nơi sẽ kéo về để tham gia lễ hội leo núi và bày tỏ tình cảm yêu thương với nhau trong một không gian thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở. Nói về phần lễ hội đặc biệt này, nhà thơ Trần Tuấn Khải cũng có những câu thơ khái quát được không gian hội hè ở chùa Thầy như sau:

“Rủ nhau lên núi Sài Sơn

Ai làm đá ướt đườn trơn hỡi mình?

Hỏi non, non những làm thinh

Phải chăng non đã vô tình với ai….”

Bên cạnh lễ hội leo núi của nam thanh nữ tú thì còn diễn ra một trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, đó chính là trò múa rối nước. Những người nghệ nhân dân gian sẽ dùng những con rối quen thuộc như: chú Tễu…để tạo ra một vở kịch rối nước đầy độc đáo. Phần lễ này thu hút đông đảo du khách tham quan vì những vở kịch được diễn vô cùng độc đáo, và ấn tượng nhất chính là vở kịch rối nước về cuộc đời tu hành của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa Thầy là một không gian chùa chiền đầy thiêng liêng, thành kính không chỉ thu hút ở phần lễ mà ngay cả phần hội cũng vô cùng đặc sắc, đây là một địa điểm du xuân lễ phật lí tưởng của mọi người mỗi dịp đầu xuân.

17 tháng 3 2022

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

18 tháng 3 2022

Bạn có thể viết đầy đủ được không

3 tháng 11 2021

tham khảo

Hàng năm cứ đến ngày mùng 10/3 âm lịch là quê em lại diễn ra một lễ hội lớn, đó chính là lễ hội Đền Hùng. Trong không khí trang nghiêm những người dân từ khắp miền trên tổ quốc đã kéo về Đền Hùng để thắp hương cho các Vua Hùng thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Buổi lễ hội đã để lại cho em những ấn tượng không thể nào quên. Theo tuyến đường quốc lộ số 2 đi từ Việt Trì lên phải đi qua khu vực Bạch Hạc, rồi vào tới thành phố Việt Trì rồi tới Đền Hùng. Một vùng trung du với những ngọn núi cao, xanh ngút ngàn vô cùng hùng vĩ. Theo truyền thuyết xưa kia để lại có những đàn voi quy phục quay đầu về đất tổ. Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động nghệ thuật, văn hóa, những nghi thức truyền thống, hoạt động mang tính chất văn hóa dân gian như rước kiệu dân vua, dâng hương. Trong đó, có nghi thức dâng hương, người dân vùng Phú Thọ làm một chiếc bánh chưng và bánh giầy vô cùng lớn để dâng lên Vua cha của mình, thể hiện tấm lòng thành kính. Đám rước kiệu được xuất phát từ chân núi rồi tới tất cả các Đền từ Đền Thượng tới Đền Trung, Đền Hạ và cuối cùng là Đền Giếng. Đó là một nghi thức dâng hương rước kiệu vô cùng tưng bừng với những tiếng trống, tiếng chiêng, rồi những người nam thanh nữ tú trong bộ quần áo tứ thân đầu đội khăn vấn hoa, hát những bài hát Xoan mang giai điệu cổ truyền dân tộc. Đi kèm đám rước kiệu là vô cùng nhiều cờ hoa võng lọng, đoàn người đi theo khuôn mặt ai cũng tưng bừng, náo nức, hò reo trong niềm vui khôn tả. Dưới những đám lá xanh vô cùng xum xuê là những cây cổ thụ lâu năm, như cây mỡ, cây trò và âm thanh bay bổng của tiếng trống đồng Đông Sơn của dân tộc Việt Nam. Những tiếng trống vang lên như nhắc người dân chúng ta nhớ về một thời dựng nước đầy khó nhọc của các cha ông ta. Những trò chơi dân gian được tổ chức và lôi kéo nhiều người tham gia, khiến cho không khí lễ hội càng trở nên tưng bừng thiêng liêng hơn bao giờ hết. ..................................................... Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Để tìm hiểu kĩ về lịch sử của Đền Hùng, các thầy cô giáo và phụ huynh nên cho các em thêm tư liệu để tìm hiểu kĩ về vấn đề này và mang lại những hiểu biết sâu sắc về lễ hội Đền Hùng hơn cho các em học sinh.

3 tháng 11 2021

đoạn văn ngắn

6 tháng 6 2017

Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.

Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.

Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:

- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…

Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.

Ta yêu Thành phố quê ta như yêu chính người thương yêu nhất
Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con đường tấp nập áo Thợ ngày đêm
Những Bến Bính, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên…

Hải Phòng có tiềm năng về du lịch rất lớn, dù hơi kém hơn hai góc kia của Tam giác du lich, là Hà Nội và Hạ Long một chút ít, Hải Phòng có

6 tháng 6 2017

Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.

Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.

Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:

- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…

Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.