Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật.
- Tìm hiểu các yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện trong ba văn bản.
- Đưa ra sự so sánh.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiện các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu câu chuyện Prô-mê-tê và loài người.
- Chia sẻ những hiểu biết về câu chuyện cho các bạn cùng lớp.
Lời giải chi tiết:
Xin chào thầy/cô và các bạn. Mình có tìm hiểu, từng đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp. Đây chính là những tập hợp và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Prô-mê-tê và loài người là một trong những câu chuyện xuất sắc đó. Dưới đây là một số điều mình biết về thần thoại này.
- Prô-mê-tê là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.
- Prô-mê-tê đã ăn trộm lửa của Trời và trao cho loài người à cuộc sống của loài người dần được cải thiện.
- Thần Prô-mê-tê rất thương loài người, luôn luôn tìm cách giúp cho loài người đỡ khổ cực.
- Em đã từng đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa
- Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ.
- Truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề quan hệ, sự giúp đỡ của Prô-mê-tê với loại người.
- Tôi chưa từng được đọc những câu chuyện về thần thoại Hy Lạp cũng như chưa từng đọc qua câu chuyện Prô – mê – tê và loài người
- Tuy nhiên, khi đọc văn bản Prô – mê – tê và loài người em đoán được nội dung mà văn bản này đè cập tới là sự ra đời của con người trên trái đất.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...
→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười
→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
Thần Trụ Trời là một trong những thần thoại đặc sắc của văn hóa Việt Nam, mang trong mình những nét đặc trưng và nghệ thuật độc đáo. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá chủ đề cũng như những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời".
"Thần Trụ Trời" là một câu chuyện thần thoại kể về cuộc chiến giữa hai thần, Thần Trụ và Thần Trời, trong việc bảo vệ trật tự và sự cân bằng của thế giới. Chủ đề chính của câu chuyện là sự đấu tranh giữa sự tà ác và trật tự, giữa cái xấu và cái tốt. Đây là một chủ đề mang tính nhân văn sâu sắc, cho thấy sự đấu tranh không chỉ tồn tại trong thế giới thần thoại mà còn trong cuộc sống thường ngày của con người.
Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời" là việc sử dụng hình tượng và biểu tượng để tường thuật câu chuyện. Thần Trụ và Thần Trời được tưởng tượng thành những nhân vật có sức mạnh phi thường, thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố siêu nhiên như sấm sét, mây trắng, vàng rực... Những hình ảnh này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động mà còn tạo nên sự kỳ diệu và huyền bí cho thần thoại.
Ngoài ra, ngôn ngữ và cách diễn đạt cũng là một nét đặc sắc nghệ thuật của thần thoại "Thần Trụ Trời". Ngôn ngữ trong câu chuyện là một sự kết hợp giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ tường thuật, tạo nên một cảm giác mê hoặc và lôi cuốn cho người đọc. Những câu chuyện dựa trên ngôn ngữ miêu tả tinh tế và phong phú, sử dụng các từ ngữ và biểu đạt mạnh mẽ, tạo nên sự hấp dẫn và sức cuốn hút cho câu chuyện.
Trong tổng thể, thần thoại "Thần Trụ Trời" không chỉ là một câu chuyện thần thoại đơn thuần mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc và thông điệp nhân văn. Nét đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện, từ việc sử dụng hình tượng và biểu tượng cho đến ngôn ngữ và cách diễn đạt, đã tạo nên một tác phẩm văn học độc đáo và đáng để khám phá và tìm hiểu. Thần Trụ Trời là một tác phẩm thần thoại đặc biệt, mang trong mình những giá trị văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
* Mở bài
- Giới thiệu về truyện Thần Trụ Trời
* Thân bài
- Thần Trụ Trời giải thích quá trình tạo lập trái đất bằng những yếu tố kì ảo
- Truyện Thần Trụ Trời thể hiện được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của người Việt cổ
- Sử dụng nghệ thuật, thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp bằng cách dùng các chi tiết hư cấu tạo
- Tạo nên câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
* Kết bài
- Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Thần Trụ Trời
...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-danh-gia-chu-de-va-nhung-net-dac-sac-ve-hinh-thuc-nghe-thuat-cua-truyen-than-tru-troi
- Dấu hiệu nhận biết Thần Trụ trời là chuyện thần thoại là dựa vào khái niệm truyện thần thoại:
+ Nhân vật chính được nhắc tới trong chuyện là một vị thần- thần trụ trời
+ Văn bản sử dụng các yếu tố kỳ ảo, không có thật
+ Giải thích đặc điểm tự nhiên có thật trong cuộc sống.
→ Thần Trụ trời là một truyện thần thoại.
tham khảo
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
* Trong đoạn trích Hê–ra–clet đi tìm táo vàng
- Trích dẫn gián tiếp: Các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp
- Chú thích: chú thích chân trang
* Trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
- Trích dẫn trực tiếp: Những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn (VD: “mở cửa”; “của ngon vật lạ”, …)
- Chú thích: Chú thích chính văn (Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú thích trong văn bản, VD: (lụa) (kén cá, chọn canh)); chú thích chân trang.
chịu:)