Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc
- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
+ Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau
+ Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn
- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động
- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.
Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:
+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
+ Con sông rộng hơn ngàn thước
+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền
+ Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.
+ Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua
+ Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn
+ Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.
c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:
- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.
Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.
HỌC TỐT !
Câu 1:Bài thơ truyện cổ nước mình nói về truyện của của nước Việt Nam ta,và còn kể về sự ý nghĩa của truyện nước ta.
thật ra mik mới lớp 4 nghĩ zư lào làm zư lấy thoi à
có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)
Trả lời:
Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
Tham khảo
Đề bài:
Một câu chuyện có thể được nhiều chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã đọc có thể được kể lại như thế nào. Nhập vai vào một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?
Trả lời:
Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
ơ sao chuyện cổ nước mik lại là lớp 6 đc mik nhớ là lớp 4 mà
Hướng dẫn soạn bài Sông nước Cà Mau
I. VỀ TÁC GIẢ
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn
có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư;
quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác
trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.
Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác
sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản:
Người Nam thà chết không
hàng
(kịch thơ, 1947),
Khí hùng đất nước
(kí, 1948),
Những
dòng chữ máu Nam Kì
1940 (kí, 1948),
Đường về gia
hương
(truyện, 1948),
Chiến sĩ Tháp Mười
(kịch thơ,
1949),
Giữ vững niềm tin
(thơ, 1954),
Trần Văn Ơn
(truyện kí,
1955)
, Cá bống mú
(truyện, 1956),
Ngọn tầm vông
(truyện kí,
1956),
Đất rừng phương Nam
(truyện, 1957),
Hoa hướng
dương
(truyện ngắn, 1960),
Cuộc truy tìm kho vũ khí
(truyện,
1962),
Những chuyện lạ về cá (
biên khảo, 1981)
, Tê giác giữa
ngàn xanh
(biên khảo, 1982).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn miêu tả sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ
quốc.
Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm
tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác
giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc
đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.
Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài
văn gồm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm
tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh,
rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.
Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi
thứ nhất "tôi" (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và
cảm nhận quang cảnh
sông nước Cà Mau
. Vị trí ấy rất thuận
lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy
nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của "người trong
cuộc". Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh
miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật
sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.
2. Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn
điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng
sông nước Cà Mau. ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể
hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa
giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...).
ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác
- đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào
bất tận... của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua
các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa
kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.
3. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất,
con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được
đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như
thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.
4.
Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua đến
sương mù và khói sóng ban mai":
+ Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông
và rừng đước:
- Nước ầm ầm đổ ra biển nagỳ đêm như thác
- Con sông rộng hơn ngàn thước
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người
bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt,
đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có các động từ:
thoát qua, đổ ra, xuôi về chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền.
Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì sẽ không
thể hiện được các trạng thái hoạt động rất phong phú của con
thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.
Trong câu này, tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh
tế, bởi vì:
- thoát qua: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải
vượt.
- đổ ra: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng
sông lớn,
- xuôi về: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi
theo dòng nước.
+ Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ,
màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy
được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả
rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ
không ngừng của loài đước.
5.
Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của
chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh
đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:
- Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi
nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột
đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp,
những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn
măng-sông chiếu rực,...
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ
cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu
dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những
người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng
nói, trang phục khác nhau...
6.
Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể,
tả xen kể... cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế
của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của
vùng
sông nước Cà Mau
. Đó là một nơi có khung cảnh thiên
nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn
và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ
Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất
tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang
dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn
là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất
ấy.
2. Cách đọc
Đoạn văn được viết chủ yếu theo lối miêu tả (tả cảnh, tả
người, tả cảnh sinh hoạt). Những đoạn tả cảnh vật cần đọc
chậm rãi. Hãy hình dung mình đang ngồi trên con thuyền của
tác giả, chầm chậm lướt qua các kênh, rạch, những cảnh vật
ở hai bên bờ sông. Đoạn tả cảnh chợ Năm Căn tấp nập, đông
vui có thể đọc nhanh hơn, diễn tả không khí sôi động với
những âm thanh náo nức, những màu sắc sặc sỡ ở nơi này.
3. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng
Cà Mau qua bài
Sông nước Cà Mau
đã học.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà
Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc
biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu
chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt
dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ
thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà
Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của
Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa
sông nước Cà
Mau
, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn,
dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài
món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một
miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
4. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa
phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những
con sông ấy.
Gợi ý
:
- Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của
quê mình.
- Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc
trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật
trên sông,...).
Em tham khảo:
Bố cục (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến …chẳng ra việc gì): Bài học cha ông để lại qua câu chuyện cổ.
- Phần 2 (Còn lại): Ý nghĩa của những câu chuyện cổ.
Những câu chuyện được nhắc đến là:
+ Tấm cám - Ca ngợi sự chăm chỉ, hiền hậu của cô Tấm. Chê bai sự ác độc, ích kỉ, lười nhác của mẹ con nhà Cám. + Đẽo cày giữa đường - Chỉ kiểu người hành động không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác.
Sự tích trầu cau - ca ngợi tình nghĩa bền vững vợ chồng, anh em trong gia đình.
+ Cây tre trăm đốt - Bài học nhân sinh gieo nhân nào gặp quả ấy, thể hiện khát vọng, đấu tranh cho sự công bằng trong cuộc sống.
Câu 1
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Tác giả yêu truyện cổ nước nhà là vì:
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa
- Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang,..
- Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời dăn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền gặp lành, chăm làm, sống có chính kiến,…
Câu 2
Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ?
Phương pháp giải:
Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu..." đến "... cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Bài thơ gợi cho em nhớ đến chuyện cổ tích nào:
- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
Câu 3
Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta:
Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh...
Câu 4
Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
Phương pháp giải:
"Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau"
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.
Bài thơ
Truyện cổ nước mình
(trích)
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.
Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.
Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài)
Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong b
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bài thơ được viết theo thể lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …
Hiền – tiên , trì – đi – thì
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
“Ở hiền / thì lại / gặp hiền
Người ngay thì gặp / người tiên độ trì
Mang theo / chuyện cổ / tôi đi
Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Ở
hiền
thì
lại
gặp
hiền
T
B
B
T
T
B
Người
ngay
thì
gặp
người
tiên
độ
trì
B
B
B
T
B
B
T
B
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ:
+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….
→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của hai dòng thơ:
+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình.
+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa.
→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông.
- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, …
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hai dòng thơ:
“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...
- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ:
+ Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
+ Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
+ Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”:
+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ.