Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em thích tiếng chim líu ríu đủ thứ giọng bởi chúng là những âm thanh trong lành của tự nhiên, âm thanh của sự sống, của các sinh vật nhỏ nhắn mà đáng yêu. Nghe tiếng chim, em như được hòa mình vào với thiên nhiên.
Khi ngắm những rừng đước, rừng tràm, tác giả nghĩ tới hình ảnh của con người Cà Mau bởi lẽ những cây đước, cây tràm cũng giống như con người Cà Mau vậy: khí phách, hiên ngang, hào sảng, bản lĩnh đội trời đạp đất.
a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm lời thoại của nhân vật so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.
b. Các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên đã nhân hóa nhân vật trở nên sinh động, gần gũi giúp cho đoạn văn hay hơn.
Tham khảo
a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.
(Theo Hoàng Hữu Bội)
b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một con chim hót, không một con thú kêu. Đàn khướu làm tổ trong bụi nửa vừa hót véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khướu nhảy lách tách trên cành tìm sâu. Tiếng lá xào xạc trong gió.
Các loài động vật trong rừng có những hoạt động khác nhau vào buổi sáng. Một số loài như nai ẩn khuất vào ban ngày. Các loài trâu, voi thường tới sông uống nước. Cá sấu phơi mình dưới ánh nắng. Bầy chim hót vang, đi kiếm mồi,...
Sự có mặt của gà rừng và chồn hương phá vỡ không gian yên ắng tĩnh mịch của khu rừng với những hoạt động cố gắng ăn hạt dẻ nhưng không được.