Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nha !
Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã và đang có những tác động sau:
- Tích cực: Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công-nông nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực: Cuộc cách mạng khoa học–kĩ thuật cũng đã đem lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… cuộc sống của con người luôn bị đe dọa.
Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó: Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc, kính cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại… bảo vệ những động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. .
1) Ý nghĩa
- Đánh dấu trong lịch sử tiến hoá văn minh của nhân loại
- Mang lại tiến bộ phi thường, thành tựu kì diệu, những thay đổi trong cuộc sống
2) Tác động
a) Tích cực
- Thay đổi lớn về dân cư lao động
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
b) Tiêu cực
- Nguy cơ chiến tranh hủy diệt: bom nguyên tử chất hoá học, chiến tranh nguyên tử
- Ô nhiễm môi trường
- Tai nạn, dịch bệnh
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động tích cực lẫn tiêu cực :
- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.
Là học sinh, để phát triển khoa học - kĩ thuật của đất nước chúng ta cần :
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
- Xây dựng ý chí tự cường, tự lực, không chịu đói nghèo lạc hậu.
- Năng nổ tìm tòi, khám phá khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường lớp phát động.
- Giới thiệu, chia sẻ với bạn bè các nước khác về khoa học kỹ thuật của Việt Nam, để tạo sự tin cậy cho các bên hợp tác, đồng thời không ngừng giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế những kỹ thuật tiên tiến của nước bạn.
- Tự tin sáng tạo những giải pháp, những thành tựu mới cho khoa học kỹ thuật để đóng góp vào nền khoa học kỹ thuật.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
tham khảo
-Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
* Tác động tích cực
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay cuộc sống của con người. Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên.
+ Sản xuất thuốc trừ sâu bệnh, phân bón có chất lượng tốt nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao.
+ Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến.
- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng.
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đó là “văn minh trí tuệ”. Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa cao.
* Tác động tiêu cực
- Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra: Đã tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự sống.
- Môi trường, nguồn nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Sinh ra nhiều dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Như nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”, mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là con người cần biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, đừng để các tác động tiêu cực từ những phát minh khoa học làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người cũng như đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.
* Giải pháp:
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc CNH – HĐH đất nước hiên nay. Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống, học đi đôi với hành.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi như: chung tay bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Cùng nhau xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp ở mọi nơi mọi lúc.
- Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.
- Trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học theo đúng quy định
- Con người cần có ý thức sử dụng các phát minh khoa học, các thành tựu kĩ thuật vào những mục đích tốt đẹp, nhân đạo.
- Tích cực tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương.
Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường đối với từng quốc gia cũng như quy mô trên toàn thế giới. Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT đã giúp Loài người sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một lượng lớn tài nguyên bị khai thác và một khối lượng lớn chất thải được đưa vào môi trường đã dẫn đến các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước sạch, suy giảm sự đa dạng sinh học…
Các loại nguyên, nhiên liệu mà loài người sử dụng ngày càng tăng. Năm 1983 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới ở mức 59 triệu thùng/ngày. Đến năm 2004 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới đạt mức 85,5 triệu thùng/ngày, mức tăng hằng năm là 1,4% (trong khi đó sản lượng cung dầu lửa quý in năm 2004 là 82 triệu thùng/ngày và quý IV năm 2004 là 83,6 triệu thùng/ngày*). Sản lượng thép của thế giới trong 10 năm trở lại đây kể từ năm 1994 có mức tãng hằng năm là 3,32%, mỗi năm tăng thêm 50 triệu tấn, Sản lượng thép của thế giới sản xuất năm 1994 là 725,1 triệu tấn, đến năm 2004 là 1.000 triệu tấn.