K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

Trường mẫu giáo em từng học có một giàn hoa giấy rất đẹp. Đã mấy năm em không còn học ở đây mà những cây hoa giấy đã phát triển phủ kín cả trước sân trường.

Nhìn từ xa giàn hoa giấy như một chiếc ô khổng lồ che kín cả khoảng sân. Thân cây hoa to, khoảng gấp đôi cổ tay em. Cành cây lại có màu hơi nâu đỏ, thỉnh thoảng có những cái gai nhọn hoắt. Có lẽ vì được các cô chăm chút nên cành hoa giấy rất tươi tốt, cành thấp cành cao chen chúc nhau mọc lên. Trên giàn, những ngọn hoa giấy tươi non, tràn đầy sức sống với nhiều tầng lá xếp chồng lên nhau thành một thảm lá dày màu xanh mướt. Lá hoa giấy không lớn lắm, nhìn hao hao giống hình trái tim.

Hoa giấy nhìn rất giản dị, tinh khôi, từng cánh hoa mềm mại đu đưa theo cơn gió. Cánh hoa giấy mỏng tang đến nỗi cảm giác có thể nhìn xuyên qua được. Những bông hoa màu phớt hồng nhìn vô cùng nữ tính. Những bông hoa ấy khi đồng loạt nở tạo nên một thảm hoa rực rỡ trên nền xanh của lá.

Giàn hoa giấy đã làm cho ngôi trường mẫu giáo của em tươi mát và đẹp đẽ hơn. Nó cũng là kỷ niệm đẹp của em mỗi khi nhớ đến ngôi trường đầu tiên.

8 tháng 3 2018

Ở cổng trường mẫu giáo gần nhà em có một cây hoa giấy lúc nào cũng nở bông thật đẹp. Chúng em hay chơi dưới vòm lá cây hoa giấy ấy.

Cây hoa cao trùm lên hàng rào, bao nhiêu là lá xanh mát, ở hai đầu các cành nhỏ, từng chùm hoa rung rung. Bông trắng chen bông hồng, trông thật là đẹp. Em không hiểu sao cùng một cây lại hai màu hoa. Bạn em nói cây hoa giấy ở nhà bạn cũng vậy. Hoa màu cam nở cùng bông đỏ. Em thích màu trắng pha hồng làm dịu mắt. Mỗi buổi tan học về, chúng em tha hồ nhặt những bông hoa rơi, nghịch ném nhau, em cầm một bông hoa lên ngắm kĩ thấy ba cánh hoa mỏng úp vào nhau, ở giữa là nhị vàng. Nhiều lần em bắt gặp bướm trắng, bướm vàng lượn quanh. Gió nhẹ, bông hoa nhỏ bay bay theo gió như một chú bướm xinh.

Em cùng các bạn yêu thích cây hoa giấy nhiều lá nhiều hoa. Cây che mát cho mọi người. Càng nắng, hoa càng nở đầy cành. Cây hoa làm cho trường em thêm đẹp để các em vui chơi mát mẻ. Nó thân với em nhiều hơn cây hoa khác.

Chúc bạn học giỏi!!!

Mk ko hiểu câu b lắm ko cắm hoa tươi thì đi cắm hoa giấy héo à ?

Hoa hồng là một loại hoa không còn xa lạ gì với mỗi người, nó là chúa tể của những loài hoa. Một trong những điều khiến hoa hồng trở nên được yêu thích có lẽ là ở sự kiêu sa, màu sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt của nó. Hoa hồng cũng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhờ ý nghĩa sâu sắc của nó, như để trang trí, tặng, hay sản xuất các hàng tiêu dùng như nước hoa, sữa tắm,..Khi miêu tả hoa hồng, các em cần tập trung miêu tả các đặc điểm của hoa như màu sắc, cánh hoa, nhụy hoa, hương thơm,...và đồng thời bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình với loài hoa ấy. Bài văn tham kháo cho đề bài Tả hoa hồng lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em hình dung được phần nào cách làm bài và giúp bài viết của mình được sinh động hơn.
 

Văn mẫu lớp 5: Tả hoa hồng - Bài văn miêu tả loài hoa em thích
Hoa hồng nhung là loài hoa rất đẹp với màu đỏ thẫm


Bài văn tả hoa hồng lớp 5:
Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.

Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.

Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.

Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng , mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.

Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

Trong vuờn nhà tôi có rất nhiều loại hoa do ba tôi trồng: hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc,… nhưng lòai hoa tôi yêu thích nhất là hoa huớng duơng. Những bông hoa huớng duơng nở xòe to rộng như cái đĩa huớng về phía mặt trời.

Huớng duơng thuộc lọai cây thân mềm, thân cân chỉ cao khoảng một mét thôi. Còn lá cây thì trông lại rất to như những chiếc tai voi đang phe phẩy để hứng nắng gió. Lá hoa thường có màu xanh và thường càng về cuối gốc cây lá càng có màu xanh đậm, trên mép lá có răng cưa như muốn bảo vệ những bông hoa xinh đẹp của mình. Khi nhìn hoa hướng dương, bạn sẽ thấy thật rực rỡ, như những ông mặt trời đang chào đón mình. Bông hướng duơng vừa to lại vừa nặng. Nó như những chiếc đĩa tròn đang ngự trên cành cây vậy, ở giữa hoa chính lạ nhụy hoa, xung quanh là những cánh hoa được xếp đều nhau. Những cành nhỏ luôn chìa ra đón nắng mới, mỗi cành đều có một bông hoa nhỏ, nhưng chúng lúc nào cũng trông thật tươi mới dưới ánh mặt trời sớm mai làm tôn thêm nét đẹp rực rỡ và quý phái cho bông hoa hướng dương. Những ánh nắng vàng ruộm chiếu rọi xuống khu vuờn nhà, những bông hướng dương nở rộ rồi héo tàn, nhưng rồi lại vuơn lên mạnh mẽ khi đón nhận ánh nắng sớm mai của ngày mới.

Hoa hướng dương thật là đẹp, và thật quí phái. Huớng duơng làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà, ngoài ra hoa còn tượng trưng cho một khát vọng vươn cao, vươn tới ánh sáng chân lí, sự sống, sức vuơn lên để vươn tới cái đẹp của cuộc đời.

Chính vì vậy, tôi lại càng yêu thích loài hoa này. Hướng dương thật ý nghĩa với cuộc đời của mỗi người. Tôi mong cho mọi người có thể sống như loài hoa hướng dương luôn vươn tới ánh sáng chân lý ấy để hoàn thiện trở nên rực rỡ.

7 tháng 3 2021

Vậy bạn hỏi chi ?

Tự nghĩ đi chứ

Mấy cái bài này mình hok rùi

Để mình tìm mấy cái tài liệu cô mình dạy rùi mình gửi cho bạn nha !

7 tháng 3 2021

1. 

I. Mở bài :

- Giới thiệu quả dưa hấu

- Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây... Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu nguồn gốc :

Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.

b. Tả chi tiết:

  • Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
  • Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài .
  • Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần 1cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
  • Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu.... Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ....Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương...
  • Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
  • Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.

III. Kết bài:

Cảm nghĩ bản thân .

2. 

Vườn nhà nội không thiếu những loài cây ăn quả. Nào là táo, là cam, là quýt hay hồng hay lựu nhưng loài cây mà em thích nhất vẫn là cây bưởi.

Cây bưởi đứng e lệ ở một góc vườn nhà. Dáng cây cao lớn, xum xuê trông rất khỏe khoắn dẻo dai. Thân cây nghiêng nghiêng như đang nhoài người vươn ra không gian đón nắng đón gió đất trời. Rễ cây to, dài cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cho thân mẹ. Chốc chốc lại thấy những nhánh rễ trồi lên khỏi mặt đất như những con rắn nhỏ ngoằn ngoèo uốn lượn. Lá bưởi to hơn lá cam một chút, xanh tươi mơn mởn. Vào mùa hoa, cây ra hoa thơm nức vừa ngọt ngào vừa dịu mát, mấy người chị họ của em thường lấy hoa bưởi cài lên mái tóc trông vô cùng duyên dáng. Hoa tàn cũng là lúc bưởi kết trái, ban đầu chỉ là những quả nhỏ xíu lấp ló sau phiến lá nhỏ, càng lớn da bưởi càng căng mọng, quả lớn hơn, xang rì. Bưởi nhà em là bưởi da xanh, ngon nhất trong các loại bưởi. Khi bóc vỏ, hương bưởi thơm dịu dàng làm lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Từng múi bưởi căng mọng những nước, ăn vào ngọt thanh, ngon lành. Bưởi cũng là thứ quả em thích ăn nhất. Không chỉ để ăn như một cây ăn quả, người ra còn chiết xuất hương hoa bưởi, tinh dầu bưởi rất tốt.

Em mong cây bưởi lúc nào cũng khỏe mạnh, ngày càng ra nhiều hia kết nhiều trái cho nhà em hơn.

3. 

I. Mở bài: Giới thiệu về con mèo

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?

- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.

- Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.

2. Tả chi tiết

- Đầu: đầu nó tròn như trái banh

- Mắt: long lanh

- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt

- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ

- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm

- Chân: có móng vuốt

3. Hoạt động, tính nết của mèo

- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

- Khi ăn rất từ tốn và gọn gang

- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về con mèo

- Nêu tình cảm của bạn với con mèo .

4. 

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

26 tháng 5 2018

Đề 2:

   Trước sân nhà em có mảnh đất nhỏ. Ở đó, mẹ em trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa hoa nở mời gọi bướm ong lui tới.

 Nhài mọc thành bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân làm nhiều cành. Thỉnh thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt cành già đem giâm xuống đất. Một thời gian sau chồi non, lá non mọc lên. Vậy là có thêm một bụi hoa mới. Lá cây hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng, xanh tốt quanh năm. Hoa nhài màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ xíu tựa cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa, nhất là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy âm thầm tỏa hương khi vạn vật say ngủ.

   Mẹ em thường hái hoa nhài đem ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ hoa nhiều, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để dành dùng dần. Hoa nhài khô có thể pha trà hoặc nấu nước tắm, nước gội đầu đều rất tốt. Mẹ em chăm sóc khóm nhài rất cẩn thận. Người tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ tưới nước cho cây, vì thế hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn, quyến rũ.

   Chẳng biết từ lúc nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa tinh khiết ấy lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em làm việc xong, em học bài xong hai cha con lại ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với hương hoa dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, mẹ em lại mỉm cười...

13 tháng 3 2018

1. Tả về gia đình em

Mỗi người sinh ra đều có gia đình của mình. Đó là nơi là chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có cha mẹ, anh chị em luôn đồng hành cùng chúng ta trên mỗi bước đường đời. Gia đình chính là nơi niềm tin và tình yêu thương được đặt trọn vẹn.

Gia đình em có 6 người gồm ba mẹ và 4 chị em em. Em có hai chị và một anh trai. Chị cả em đã ra trường và đi làm. Chị hai của em đang học đại học Ngoại thương năm thứ 2. Anh ba của em học lớp 10. Và em năm nay học lớp 2. Gia đình đông anh chị em rất vui và hạnh phúc. Em là con út nên được ba mẹ và anh chị yêu chiều.

Ba em làm kỹ sư điện trong một công ty nên phải đi lên miền núi thường xuyên. Mẹ em làm giáo viên nên đi dạy suốt, nhưng em rất vui vì là học trò của mẹ, được mẹ chỉ bảo rất nhiều.

Mỗi lần mẹ em đi chợ về, anh ba bao giờ cũng phần quà bánh cho em nhiều hơn. Chị cả thì một năm về được có một lần vào dịp Tết. Bởi vậy em rất nhớ và mong chị về thường xuyên. Chị hai thì vài tháng mới về một lần. Ở nhà chơi với em chỉ còn anh ba. Nhưng anh cũng đi học suốt nên em chới với mấy bạn hàng xóm.

Ba em thường xuyên đi công tác xa nhà, cũng ít về thăm nhà. Gia đình bao giờ cũng chỉ có 3 mẹ con quây quần bên mâm cơm. Mỗi lần có ba về là không khí gia đình rộn ràng, vui tươi hơn hẳn. Đặc biệt khi gia đình em có đủ 6 người thì lúc đó mới thực sự hạnh phúc và vui vẻ đến vô cùng. Tiếng cười của gia đình em dường như lan sang cả nhà hàng xóm bên cạnh. Nhưng cả nhà em đều không quan tâm vì ai cũng thấy niềm vui được sum vầy là điều thực sự nên trân trọng.

Mặc dù gia đình em ít khi mới được đông đủ nhưng tình yêu mọi người giành cho nhau vẫn luôn đong đầy và thật hạnh phúc. Ai cũng ý thức được điều này và trân trọng tình cảm này hơn.

2. Tả hoa hồng

Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.

Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.

Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.

Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.

Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.

3.Tả cây ăn quả

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích. Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa.

Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ. Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu.

Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả cây chuối vườn nhà em

Bài tham khảo 8

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

4.Tả về cây bóng mát

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

13 tháng 3 2018

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

26 tháng 3 2018

1. Cây hoa: 

 Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.

   Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.


2. Cây bóng mát

Có rất nhiều loài cây có bóng mát nhưng em rất thích cây phượng. Cây phượng thường được trồng ở các sân trường, khuôn viên, hay công viên.

Ở trường em học có rất nhiều cây phượng. Trường em từ khoá học sinh đầu tiên đến nay đã là 30 khoá nên những cây phượng đã chừng nấy tuổi rồi. Bởi thế thân phượng đã cao khoảng 15 m và tán rộng nên phủ cả hết sân trường. Cây che ánh nắng mặt trời tạo bóng mát sân trường cho chúng em vui chơi thỏa thích mà không bị nắng. Lá cây phượng nhỏ giống như lá me, rất thanh mảnh. Những lá ấy dính song song vào hai bên của chiếc cành dài. Chúng rất dễ rụng, nhất là khi có cơn gió mạnh lay động thân và lá thì lá phượng trở nên cơn mưa lá bay khắp san trường. Khi lá non có màu xanh mướt, đến khi già chúng mặc áo màu vàng và nhanh rụng hơn. Các cô lao công hàng ngày đều quét và dọn sân trường sạch đẹp cho chúng em vui chơi. Em thật biết ơn các cô chú vì giúp cho chúng em có môi trường sạch đẹp để học tập.

Mùa cây phượng nở hoa là mùa hè. Những  chùm hoa màu đỏ cam tươi lấp ló dưới nền lá xanh thanh mảnh rất đẹp. Kết hợp với tiếng chim kêu nữa nên lúc nào ở trường cũng có âm thanh rộn ràng. Màu hoa phượng nở điểm tô nét đẹp cho ngôi trường thân yêu của chúng em khiến em càng yêu trường hơn. Nhưng khi mùa hoa phượng nở sắp tàn thì ấy cũng là lúc chúng em sắp kết thúc một năm học. Khi ấy xa bạn bè, xa thầy cô và xa cây phượng một thời gian nên em cũng buồn.

  Mái trường chúng em có hình ảnh cây phượng thật đẹp nên em cũng yêu cây phượng che bóng mát.


3. Cây ăn quả

Khu vườn nhỏ của nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau trong đó cây táo là cây em yêu thích nhất. Mỗi năm cây táo cho ra nhiều quả ngon và ngọt.

Cây táo được nhà em trồng cách đây khoảng 2 năm, từ một cây nhỏ giờ đây cây đã phát triển và cho quả hàng năm. Cây táo cao tầm hơn hai mét, nhìn từ xa nổi bật hơn những loại cây khác. Gốc cây táo to và khẳng khiu, cành lá phát triển sum suê. Lá quả táo hình elip, có hai mặt khác nhau với mặt trên bóng mượt còn phía dưới lại hơi sần sùi và có nhiều gân xanh nổi lên. Từ gốc cây nhiều nhánh cây phát triển nhiều hướng khác nhau đón ánh nắng mặt trời.

Đến mùa ra hoa, cây táo khoác một chiếc áo mới màu trắng, hoa trổ từng chùm, vài tuần sau hoa táo sẽ rụng hết nhường chỗ cho những quả táo nhỏ bằng hạt đậu. Thời gian trôi qua những hạt đậu bé nhỏ sẽ phát triển thành quả táo. Những quả táo nặng trĩu, có hình quả trứng, bên ngoài căng bóng, khi chín sẽ ngả sang màu vàng, khi ăn rất giòn kèm theo vị chua nhẹ bên trong.

Táo là loại quả ngon và bổ dưỡng, mỗi mùa táo nhà em thường mang đi biếu cho người thân bạn bè, ai cũng khen táo rất giòn, ngọt. Không chỉ vậy, nhà em còn dùng quả táo để chế biến thành mứt Tết và thức uống tráng miệng rất ngon và bổ dưỡng.

26 tháng 3 2018

Giữa sân trường tôi có một cây phượng vĩ đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng vĩ đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến clây ca hát líu lo làm cho cả sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng của nhiều loài chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt dầu ra hoa đón mùa hè đến. Hè sắp về thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị chia tay nhau trong mấy tháng hè. Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vùi với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm máu huyết dụ gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Nhưng khi hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc… Cứ thế, cứ thế, phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến.

Giã từ những cành phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng trường với biết bao lưu luyến.



 

19 tháng 12 2019

Bài 1: Tả cây phượng vĩ

Giữa sân trường tôi, sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu. Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến đây ca hát líu lo, làm cho sân trường không chỉ rộn ràng tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim. Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo hoa trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới: Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc, là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kì thi sắp tới, và cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấv tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung. Rồi đâv nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy, có thể là những chuyện buồn, vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Rồi sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng trải khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng bắt đầu nhú chồi, đâm lộc... cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học sắp kết thúc. Và hè đến... Giã từ những cánh hoa phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với bao nhiêu lưu luyến nhớ nhung...

 

Bài 2: Tả cây bàng

Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em. Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời. Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,… Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.

Bài 3: Tả cây đu đủ

Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một hàng năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia chừng hai mét. Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng chi chít trên thân. Cuống lá đu đủ là một ống rỗng khá dài. Chúng em thường lấy cuống lá cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu, làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn, hình dáng giống như một bàn tay xoè rộng. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, to bằng ngón chân cái đã nhú ra. Trái non nằm lọt thỏm giữa những cánh hoa. Trái đu đủ lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn, trông thật thích mắt! Đu đủ chín cây hái xuống để một vài ngày sẽ có màu vàng thẫm, vị ngọt và thơm, ăn rất bổ. Đu đủ là loại cây rất quen thuộc rất dễ trồng. Em thích được cùng ba chăm sóc cho hàng cây đu đủ của nhà em. Bài làm tả cây tre của bạn Nguyễn Duy Hưng lớp 4A trường tiểu học Quang Trung Quảng Ninh Làng Vân Gia quê em nằm cách thị xã Sơn Tây chỉ khoảng hai cây số. Từ xa nhìn lại, làng giống như một hòn đảo xanh ngắt nổi lên giữa cánh đồng bát ngát. Bao bọc xung quanh làng là những luỹ tre đã hàng trăm năm tuổi. Rễ tre, gốc tre, tay tre ken dày đặc. Bên cạnh những cây tre đã trưởng thành cao nàng chục mét, đốt dài, to, màu xanh thẫm là những cây tre non lá mỡ nàng, đoạn gần dưới gốc vẫn còn bẹ ốp lấy thân. Nhỏ hơn nữa là hàng loạt mầm măng mới nhú nhọn hoắt, cứng cáp, khoẻ mạnh, xuyên đất cứng mà trồi lên. Họ nhà tre luôn sống bên nhau, đời này nối tiếp đời kia, tạo nên luỹ, nên thành. Tre dẻo dai, bất chấp nắng mưa, bão tố. Trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân, tre luôn luôn có mặt. Những ngôi nhà dựng bằng tre vững chãi và thoáng mát. Bàn ghế tre, giường tre, chõng tre, nôi tre, trạn bát, rổ rá, nong nia, dần sàng, cối xay lúa... tất cả đều được làm từ cây tre thân thuộc. Với tuổi thơ chúng em, vào lớp Một là đã tập đếm bằng que tính tre. Lớn hơn chút nữa thì chỉ cần mười que chuyền tre vót nhẵn dài cỡ chiếc đũa và một quả bưởi non bé bằng nắm tay là có thể chơi với nhau cả buổi thật vui bên chái nhà hoặc trước sân đình. Các bạn nam thích thả diều ngoài cánh đồng. Những chiếc diều khung tre dán giấy, trên lưng gắn chiếc sáo trúc, lúc bay lên cao phát ra những âm thanh vi vu văng vẳng trong gió chiều, gợi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Đêm trăng sáng, còn gì thú vị hơn được nằm ngửa trên chiếc chõng tre kê ngoài sân, mê mải hát đếm. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sao sáng... Em yêu cây tre mộc mạc, giản dị mà dẻo dai, cứng cáp. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt Nam đã mấy ngàn năm và sẽ còn tồn tại mãi mãi trên quê hương, đất nước yêu dấu của chúng em !

24 tháng 4 2022

Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng  được trồng ở trước cửa lớp 4B của em.

Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi.

Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo.  Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời.

Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,…

 Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.

23 tháng 4 2017

Bài 1: Tả cây phượng vĩ

Giữa sân trường tôi, sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu. Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến đây ca hát líu lo, làm cho sân trường không chỉ rộn ràng tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim. Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo hoa trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới: Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc, là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kì thi sắp tới, và cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấv tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung. Rồi đâv nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy, có thể là những chuyện buồn, vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Rồi sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng trải khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng bắt đầu nhú chồi, đâm lộc... cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học sắp kết thúc. Và hè đến... Giã từ những cánh hoa phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với bao nhiêu lưu luyến nhớ nhung...

Bài 2: Tả cây bàng

Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em. Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếcrụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời. Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,… Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em.

Bài 3: Tả cây đu đủ

Ngay ở giữa vườn, ba em trồng một hàng năm cây đu đủ. Cây nọ cách cây kia chừng hai mét. Đó là giống đu đủ lùn, dễ sống và rất mau ra trái. Cây chỉ cao hơn đầu em một chút. Thân cây màu nâu mốc. Dấu vết của những cuống lá đã rụng chi chít trên thân. Cuống lá đu đủ là một ống rỗng khá dài. Chúng em thường lấy cuống lá cắt ngắn độ gang tay, vát nhọn một đầu, làm kèn thổi rất vui tai. Lá đu đủ lớn, hình dáng giống như một bàn tay xoè rộng. Từ nách các cuống lá, những bông đu đủ màu trắng ngà, to bằng ngón chân cái đã nhú ra. Trái non nằm lọt thỏm giữa những cánh hoa. Trái đu đủ lớn rất nhanh, màu xanh thẫm. Hàng chục trái lớn nhỏ đeo chi chít, san sát bên nhau xung quanh ngọn, trông thật thích mắt! Đu đủ chín cây hái xuống để một vài ngày sẽ có màu vàng thẫm, vị ngọt và thơm, ănrất bổ. Đu đủ là loại cây rất quen thuộc rất dễ trồng. Em thích được cùng ba chăm sóc cho hàng cây đu đủ của nhà em. Bài làm tả cây tre của bạn Nguyễn Duy Hưng lớp 4A trường tiểu học Quang Trung Quảng Ninh Làng Vân Gia quê em nằm cách thị xã Sơn Tây chỉ khoảng hai cây số. Từ xa nhìn lại, làng giống như một hòn đảo xanh ngắt nổi lên giữa cánh đồng bát ngát. Bao bọc xung quanh làng là những luỹ tre đã hàng trăm năm tuổi. Rễ tre, gốc tre, tay tre ken dày đặc. Bên cạnh những cây tre đã trưởng thành cao nàng chục mét, đốt dài, to, màu xanh thẫm là những cây tre non lá mỡ nàng, đoạn gần dưới gốc vẫn còn bẹ ốp lấy thân. Nhỏ hơn nữa là hàng loạt mầm măng mới nhú nhọn hoắt, cứng cáp, khoẻ mạnh, xuyên đất cứng mà trồi lên. Họ nhà tre luôn sống bên nhau, đời này nối tiếp đời kia, tạo nên luỹ, nên thành. Tre dẻo dai, bất chấp nắng mưa, bão tố. Trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân, tre luôn luôn có mặt. Những ngôi nhà dựng bằng tre vững chãi và thoáng mát. Bàn ghế tre, giường tre, chõng tre, nôi tre, trạn bát, rổ rá, nong nia, dần sàng, cối xay lúa... tất cả đều được làm từ cây tre thân thuộc. Với tuổi thơ chúng em, vào lớp Một là đã tập đếm bằng que tính tre. Lớn hơn chút nữa thì chỉ cần mười que chuyền tre vót nhẵn dài cỡ chiếc đũa và một quả bưởi non bé bằng nắm tay là có thể chơi với nhau cả buổi thật vui bên chái nhà hoặc trước sân đình. Các bạn nam thích thả diều ngoài cánh đồng. Những chiếc diều khung tre dán giấy, trên lưng gắn chiếc sáo trúc, lúc bay lên cao phát ra những âm thanh vi vu văng vẳng trong gió chiều, gợi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả. Đêm trăng sáng, còn gì thú vị hơn được nằm ngửa trên chiếc chõng tre kê ngoài sân, mê mải hát đếm. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sao sáng... Em yêu cây tre mộc mạc, giản dị mà dẻo dai, cứng cáp. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt Nam đã mấy ngàn năm và sẽ còn tồn tại mãi mãi trên quê hương, đất nước yêu dấu của chúng em !

24 tháng 3 2022

                           Tả cây ăn quả

       Mỗi khi nghe lời bài hát : “Qủa gì mà gai chi chít …” em lại nghĩ ngay đến cây mít nhà ông nội em. Mỗi khi về quê thăm ông bà, hình ảnh đầu tiên mà em gặp đó là cây mít, vì nó được trồng ở cổng ra vào.

       Nghe ông nội em kể cây mít được trồng cách đây gần 50 năm, thân cây to bằng hai người ôm, cao khoảng 10m, các tán cây xòe rộng che mát cả một khoảng cổng, lá cây to cứng, em thường giúp ông bà quét lá mỗi khi về quê chơi. Mỗi khi đến mùa, cây thường cho rất sai quả, em rất thích quả mít. Mỗi khi mùa mít chín, ông bà thường gửi từ quê ra Hà Nội cho em và gia đình cùng thưởng thức. Múi mít thơm ngon ngọt, mẹ em thường cắt ra và bỏ vào sữa chua cho em ăn. Mỗi khi được ăn mít em lại nhớ đến ông bà và cây mít.

       Mỗi khi nhớ về quê, hình ảnh cây mít lại hiện ra như người khổng lồ đứng sừng sững ở cổng như người bảo vệ gia đình. Hiện nay, cây đã mất vì cây đã rất nhiều tuổi, mỗi khi về quê không còn được thấy cây mít nữa. Em cảm thấy như thiếu vắng một người bạn

15 tháng 8 2021

Tụi nhỏ chúng em ai mà chẳng thích hoa, nhưng mỗi người đều có những ý thích riêng mình. Bạn thì yêu hoa hồng, người thì yêu cẩm chướng. Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương, một loài hoa luôn hướng đến ánh mặt trời.

Biết ý em, bố em đã mua một chậu hoa hướng dương để trước nhà trong dịp đón Tết. Bố bảo: Con hãy chăm sóc nó vì đây là loài hoa mà con yêu thích. Từ hôm có cây, chiều nào em cũng ngắm hoa và bắt sâu, tưới nước cho nó.

Thân cây không cao lắm, chỉ độ chừng một mét: Nó thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to phè phè như cái tai voi. Mép lá có răng cưa, sờ vào nghe nham nhám. Trên ngọn, lá nhỏ bằng bàn tay em, có màu xanh non. Lá to ở dưới gốc,màu xanh sẫm trông thật nhũn nhặn.

Hoa hướng dương nở vào dịp Tết. Chao ôi, bông hoa ở ngọn mới đẹp làm sao! Nhìn hoa, em cứ tưởng ông Mặt Trời be bé đang ngự trị trên đầu ngọn cây. Hoa tròn như chiếc đĩa kiểu. Nhị hoa to ở giữa, những cánh hoa mịn màng xếp quanh đều đặn. Nhìn xa xa, hoa thật giống đĩa xôi vàng ươm dưới nắng.

Hoa hướng dương luôn quay về phía mặt trời. Có lúc ngắm hoa, em đã quên đi những đóa hồng nhung đang hé nở trước sân nhà. Để tôn thêm nét đẹp rực rỡ của cây hoa hướng dương, từ những nách lá ở giữa thân cây, những cành nhỏ chìa ra, mỗi cành đều có một bông hoa nhỏ hơn, nhưng chúng cũng rực rỡ dưới ánh mặt trời.

Hoa hướng dương thật đẹp, thật quí phái. Hoa tăng vẻ đẹp cho sân nhà, hoa tượng trưng cho một khát vọng vươn cao, vươn tới ánh sáng chân lí, vươn tới cái đẹp của cuộc đời. Bởi vì lẽ đó, em lại càng yêu thích loài hoa này. Em mong mọi người hãy sống như loài hoa hướng dương: luôn vươn tới ánh sáng tươi đẹp để hoàn thiện mình.

15 tháng 8 2021

Tham khảo!

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.