Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau vườn nhà em có trồng nhiều loại hoa đẹp như: hoa mai, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc,… nhưng trong đó em thích nhất là cây hoa hồng nhung được bố em trồng từ khi em còn nhỏ tí.
Nhìn từ xa em thấy cây hoa hồng nhung có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ, cây cao khoảng đầu gối của em. Gốc cây to bằng ngón cái của em. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẩm và nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủavà phủ đầy lá xanh. Lá hồng có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có viền răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái chun uống nước khoe màu đỏ thắm tươi.
Cánh hoa hồng mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cánh hoa, một mùi thơm thoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió hòa cùng không khí trong lành của ánh nắng ban mai quyến rũ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh càng làm tăng thêm vẻ yêu kiều của đóa hoa hồng.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa…Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây vì mẹ bảo hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc lâu bền.
Đầu tháng Giêng, trong tiết mưa xuân, cam nảy nụ chúm chím bằng hạt đỗ xanh, hạt bắp. Nụ cam màu trăng trắng pha sắc tím. Trong nắng xuân ấm áp, cam nở hoa trắng phau phau. Mỗi bông hoa là một ngôi sao nhỏ có năm sáu cánh, nhuỵ hoa màu vàng mật ong. Mỗi cây cam có đến hàng nghìn, hàng vạn bông hoa toả hương thơm ngào ngạt. Chỉ sau một đêm mưa gió, hoa cam rụng trắng vườn. Cuối tháng ba đầu tháng tư, cam bắt đầu kết trái. Lúc ấy vẫn còn nhiều ong bướm lượn quanh cây cam. Lúc đầu, trái cam nhỏ xíu hình cái nậm rượu màu vàng nhạt rồi chuyển thành màu rêu, lâu dần thành màu xanh. Quả cam bằng hạt ngô, bằng hòn bi, rồi bằng quả cà treo trĩu cành. Đến tháng bảy, tháng tám, quả cam đã to bằng nắm tay em Lý, nước mọng căng tròn, rồi đỏ trôn. Đầu tháng Chạp, cam chín đỏ cành, trông thật đẹp.
Nếu ngày Tết miền Nam thường đặc trưng với thời tiết ấm áp, những tia nắng vàng rực rỡ cùng với những nhành mai đua nhau khoe sắc thì ở miền Bắc, Tết là cơn mưa xuân, là không khí se se lạnh , với nhưng bánh Trưng, mâm ngũ quả và đặc biệt nhất đó chính là cây hoa đào.
Vào những ngày gần cuối cùng của năm mới, bố trở em ra chợ Tết chọn về một cây đào nho nhỏ để trang trí nhà cửa. Cây đào được bố em trồng trong một chiếc chậu màu đỏ tươi, ở giữa có chữ “phúc" rất hợp với không khí tết. Nhìn từ xa, trông như một chiếc dù màu xanh non được điểm thêm một chút phớt hồng. Thân cây khá to, sần sùi vươn thẳng tắp lên trên chia thành các nhánh nhỏ. Trái ngược hoàn toàn với vẻ xấu xí, giữ tợn của thân cây, trên mỗi cành là những chồi non lộc biếc xinh đẹp. Đó là những chiếc lá nhỏ, dẹt, màu xanh non mơn mởn được ấp ủ sau một mùa đông rét mướt. Xen kẽ chúng, thi thoảng sẽ bắt gặp những nụ đào chúm chím, e ấp, nhưng chỉ vài hôm nữa thôi, khi những cơn mưa xuân xuất hiện giúp cho những nàng đào xòe nở. Những cánh hoa mỏng, nhẹ như lông hồng. Tuy hoa đào không có hương thơm như các loài hoa khác nhưng, vẻ đẹp của những bông hoa đã góp phần tô điểm cho bức tranh ngày xuân thêm phần xuân sắc, tràn ngập sức sống mới, sự tươi trẻ của một năm mới.
Nhìn hoa đào ngày ngày nở từng bông hoa, em cảm thấy như rạo rực không khí Tết trong lòng. Mai sau này, dù có đi khắp muôn trời xa xôi, nhưng có lẽ em cũng sẽ không bao giờ quên được cái Tết miền Bắc với hoa đào nở khoe sắc này.
Tả cây phượng
Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.
Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chùm hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
Khu phố tôi từ lâu đã có một hàng cây phượng vĩ. Cứ mỗi mùa hè đến, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, ngóng chờ hoa phượng nở ở hàng cây nơi góc phố.
Hàng phượng vĩ ở khu phố nhà tôi được trồng từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra đã có hàng phượng ấy. Đến bây giờ, cây nào cây nấy đều to, cao như những người vệ sĩ ngày đêm canh gác cho khu phố. Gốc cây sần sùi, những chiếc rễ dày sát đất nổi hẳn lên như những con rắn khổng lồ. Đây cũng chính là những chiếc ghế ngồi lí tưởng của những người khách bộ hành, mỏi chân dừng lại bên gốc cây ngồi hóng mát. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Lớp vỏ cây xù xì, có những vết nấm mốc do tác động của thời gian. Những cành cây xòe rộng, tỏa ra tứ phía, nâng đỡ lấy tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ.
Lá phượng nhỏ li ti, màu xanh nhạt, mọc chi chít thành những phiến lá trên những cành cây nhỏ. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, từng đợt lá rụng lìa cành, vậy nên dưới gốc cây phượng, gốc nào gốc nấy đều được bao phủ bởi những tấm thảm lá nhỏ. Cứ mỗi dịp hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực. Từng bông hoa năm cánh ôm lấy nhụy hoa nhỏ, mọc thành những chùm hoa tỏa rộng ra giống như những mâm xôi gấc ngày Tết. Ngày bé, mẹ thường hái cho tôi những chùm phượng đỏ để cài tóc, trang trí phòng. Màu hoa phượng từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm trí tôi, khiến tôi mỗi khi nhớ về lại thấy bồi hồi Cả hàng cây phượng nở hoa rực rỡ, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời vàng tươi trông như một hàng đuốc khổng lồ, nhuộm đỏ cả khu phố. Tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như tấu nên một bản nhạc hòa ca, ca ngợi mùa hè tươi đẹp.
Cây phượng vĩ đã trải qua tuổi thơ cùng tôi ngày ngày ngồi dưới gốc cây hóng mát, chơi trò chơi. Những chùm phượng vĩ đỏ rực là kí ức về những buổi tựu trường đầy cảm xúc. Cả khu phố tôi ai cũng yêu thích hàng phượng vĩ ấy, chúng như những người bạn của phố tôi vậy. Tôi nhớ bác Hoàng, hàng xóm của tôi từng bảo rằng mùa hè mà không có hoa phượng thì còn gì là thú vị nữa. Nó là bản sắc riêng của khu phố ta mà không khu phố nào có được.
Bao nhiêu năm trôi qua, hàng phượng vĩ vẫn đứng đó, như những người bạn của cả khu phố tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rực mỗi mùa hè về, gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò của tôi.
~~ Học tốt ~~
Mùa xuân đã trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ nhường chỗ cho mùa hè mến yêu. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.
Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng dãi dầu mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu. Cành cây đâm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mởn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền dịu quá.
Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.
Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp. Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn.
Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè. Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên, vẫy tay trong nắng.
Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả. Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc phải xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặt trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao.
Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng. Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về.
Phượng ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.
Cây bàng trường tôi
‘‘ Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...’’
Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc đến trường - nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh - rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng - đặc biệt - không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào. Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ - đơn sơ - giản dị - khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè... Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!... Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới - màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ - ngòn ngọt - bùi bùi.. Rồi những cơn gió lạnh se se - mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm... Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống - báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng - cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng...
Bài làm
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn cua ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại ti mỉ chăm sóc bấy lâu.
Me Tây là loài cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây Me Tây được du nhập vào và hiện được trồng khắp các vùng miền.
Me Tây là cây gỗ lớn, khi trưởng thành có thể cao từ 15-25m, trong điều kiện thích hợp có thể cho chiều cao đến 50m. Thân cây mập, đường kính thân và tán rất lớn có khi đạt đến 30m. Me Tây phân cành nhánh nhiều, cành non có lông tơ nhung. Tán lá rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm sôi hay hình dù.
Cây Me Tây có lá kép lông chim 2 lần chẵn với 2 – 8 cặp lá nhỏ. Phiến lá hình trái xoan thuôn, gần như tròn. Lá Me Tây ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc khi trời chuyển mưa.
Hoa của cây Me Tây là cụm hoa hình đầu thưa, cuống chung dài, cuống hoa ngắn. Hoa có cánh tràng màu hồng mềm mại làm nền cho 20 nhị màu hồng, dài, thò thẳng ra ngoài. Khi hoa nở bung với hương thơm thanh nhã vừa làm cho bầu không khí thoáng đãng hơn, vừa làm hồng cả một góc trời nhìn rất đẹp.
Qủa của cây Me Tây là quả đậu, dẹp, vỏ có màu nâu đen không nứt, dài từ 10-20cm.
Cây Me Tây có tốc độ sinh trưởng cực nhanh, thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, phù hợp với đa số các loại đất. Cây có khả năng chịu hạn cao nên trồng được ở cả nhưng nơi có điều kiện khắc nghiệt.
Cây Me Tây dùng làm cây bóng mát, cây cảnh quan rất tốt. Cây thường được trồng ở công viên, khu dân cư đô thị, trồng đường phố, trong các công trình công cộng như bệnh viện, khuôn viên trường học, kí túc xá hoặc trồng tạo bóng mát trong sân vườn biệt thự,…
Cây ít bị đổ ngã, tróc gốc do gió bão nên còn được trồng thành hàng rào ven biển làm cây chắn gió, bão cát…
Ngoài tác dụng làm cây công trình tạo cảnh quan, che bóng mát, gỗ của cây Me Tây còn được sử dụng để đóng các vật dụng như muỗng, nĩa, làm các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ treo tường trang trí…
Để cây Me Tây phát triển tốt, thân to khỏe cho tán lá rộng thì cần chú ý chăm sóc cây từ 3-4 năm đầu. Tưới nước, bón phân, phát quang bụi rậm quanh gốc, cắt tỉa cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh, gia xúc phá, con người…
Vào những ngày tháng ba trung tâm mùa khò ở miền đất Nam Bộ này, nắng như thiêu như đốt., Tan học trở về nhà, tụi học trò chúng em thường tụm năm tụm bảy nghỉ lại dưới gốc cây me tây để tránh cái nắng chói chang ấy, Chính gốc cây có bóng mát này đã ghi lại không biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
Có lẽ ai đó trước đây khi trồng cây me này đã tính toán khá chu đáo cho tụi trẻ chúng em có chỗ dừng chân nghỉ lại trên một đoạn đường bốn cây số cuốc bộ khi gặp cái nắng gay gắt của mùa khô. Nhìn từ xa, cây mẹ tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá sum suê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần em, càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà cừ… dọc theo vệ đường gần đó thì nó vượt hẳn cả kích thước lẫn bóng che. Mọi người đi qua đây, dù vội vã đến đâu cùng muốn dừng lại mươi lăm phút để tận hưởng cái không khí dìu dịu từ cái phòng “điều hòa nhiệt độ” ngoài trời này và tránh cái nắng tháng ba như đổ lửa của mùa khô.
Gốc cây ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuể. Những chiếc rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất dùng làm ghế ngồi cho khách đi đường, nay đã nhẵn bóng lên nằm phơi mình như những con rắn khổng lồ trong bóng râm mát. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng bốn mét mới đâm chĩa thành ba nhánh lớn đều nhau, tạo nên một cái vòm tròn như cái dù phi công màu xanh lục. vỏ cây xù xì, màu nâu xám. Một vài khách đi đường, có lẽ muốn luụ giữ lại đây một kỉ niệm nào đó ở gốc cây này nên đã dùng dao khắc trên vỏ cây ngày, tháng, năm và chữ kí loằng nhoằng họ tên của mình.
Tít trên cao, tán lá sum suê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong xanh vời vợi. Cây me tày là điểm tụ hội của lụ học trò chúng em sau buổi tan học. Ngồi dưới gốc me tây, giữa cái nắng chói chang của mùa hạ mới cảm thấy mát mẻ và dễ chịu đến nhường nào! Những trò chơi đá cầu, đánh bi, kéo co, banh đũa… đều diễn ra sôi động ở đây. Cứ thế, cây me tây gắn bó với chúng em suốt những ngày đi học vói biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi ấu thơ.
Mai đây dẫu có phải đi xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình, có ai đó hỏi rằng: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất gợi nhớ quê hương?” Lúc ấy, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “Đó là cây me tây trên đường đến trường”.
Bài làm 5
Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây cho bóng mát. Chúng đứng thành hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng em nhất vẫn là cây si già.
Không biết đến náy, si già đã bao nhiêu tuổi? Cô giáo chủ nhiệm nói: “Cô về đây đã hơn mười năm rồi, lúc ấy cây si cũng như bây giờ. Cô nghe nói, từ khi có ngôi trường này thì người ta đã trồng nó từ bao giờ rồi?”. Có lẽ nó đã gần trăm tuổi không biết chừng. Nhìn từ xa, cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẫm, rủ bóng xuống sân trường. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa nằm ngủ im lìm dưới bóng râm. Có những rễ bò lan đến gần mười thước trên mặt đất rồi mới chịu chui xuống. Thân cây to, ước chừng sáu bảy đứa chúng em nắm tay nhau mới kín được một vòng. Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như có ai thoa vào đấy một lớp xi. Hầu như toàn thân cây, chi chít những tên tuổi, những con số và những nét phác họa hình nhân do các bậc đàn anh, đàn chị các lớp trước lưu lại để kỉ niệm một thời đã học dưới ngôi trường này. Điều thú vị nhất đối với chúng em là nắm lấy những cái rễ to bằng ngón tay cái lòng thòng từ trên xuống, thi nhau trèo cao hoặc chơi đánh đu, tuy mạo hiểm nhưng rất thú vị. Qua tìm hiểu, chúng em biết các trò chơi “mạo hiểm” này từ xưa đến giờ chưa xảy ra một tai nạn nào đáng tiếc.
Lên cao độ chừng hai thước, thân cây chia làm bốn nhánh đều nhau, vươn rộng ra xung quanh. Dường như quanh năm, cây si vẫn xanh một màu xanh muôn thuở của nó. Lá si nhỏ và dày, cành lại dai nên dù mưa gió bão bùng si vẫn vững vàng chống chọi lại thiên tai mà không hề hấn gì. Cây si đã gần trăm tuổi nhưng trông nó vẫn cường tráng.
Trên vòm lá xanh um của nó, thường ngày đều rộn tiếng chim ca. Không biết chích bông, chào mào, sáo sậu… và cả cu gáy nữa ở đâu tụ hội về đây nhiều đến thế? Ngồi trong lớp học bài, chúng em thường được thưởng thức những bản hợp tấu củạ bầy chim nên cũng bớt được sự căng thẳng phần nào.
Những giờ giải lao, chúng em thường tụ tập về đây hóng mát, vừa tổ chức chơi các trò chơi của tuổi thơ hay kể những chuyện tếu cho nhau nghe đời thường. Tiếng nói tiếng cười râm ran dưới gốc cây.
Mai đây, khi phải từ biệt mái trường này thì cây si già vẫn mãi mãi để lại trong lòng chúng em những ấn tựợng, những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.
Khu phố tôi từ lâu đã có một hàng cây phượng vĩ. Cứ mỗi mùa hè đến, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, ngóng chờ hoa phượng nở ở hàng cây nơi góc phố.
Hàng phượng vĩ ở khu phố nhà tôi được trồng từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra đã có hàng phượng ấy. Đến bây giờ, cây nào cây nấy đều to, cao như những người vệ sĩ ngày đêm canh gác cho khu phố. Gốc cây sần sùi, những chiếc rễ dày sát đất nổi hẳn lên như những con rắn khổng lồ. Đây cũng chính là những chiếc ghế ngồi lí tưởng của những người khách bộ hành, mỏi chân dừng lại bên gốc cây ngồi hóng mát. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Lớp vỏ cây xù xì, có những vết nấm mốc do tác động của thời gian. Những cành cây xòe rộng, tỏa ra tứ phía, nâng đỡ lấy tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ.
Lá phượng nhỏ li ti, màu xanh nhạt, mọc chi chít thành những phiến lá trên những cành cây nhỏ. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, từng đợt lá rụng lìa cành, vậy nên dưới gốc cây phượng, gốc nào gốc nấy đều được bao phủ bởi những tấm thảm lá nhỏ. Cứ mỗi dịp hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực. Từng bông hoa năm cánh ôm lấy nhụy hoa nhỏ, mọc thành những chùm hoa tỏa rộng ra giống như những mâm xôi gấc ngày Tết. Ngày bé, mẹ thường hái cho tôi những chùm phượng đỏ để cài tóc, trang trí phòng. Màu hoa phượng từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm trí tôi, khiến tôi mỗi khi nhớ về lại thấy bồi hồi Cả hàng cây phượng nở hoa rực rỡ, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời vàng tươi trông như một hàng đuốc khổng lồ, nhuộm đỏ cả khu phố. Tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như tấu nên một bản nhạc hòa ca, ca ngợi mùa hè tươi đẹp.
Cây phượng vĩ đã trải qua tuổi thơ cùng tôi ngày ngày ngồi dưới gốc cây hóng mát, chơi trò chơi. Những chùm phượng vĩ đỏ rực là kí ức về những buổi tựu trường đầy cảm xúc. Cả khu phố tôi ai cũng yêu thích hàng phượng vĩ ấy, chúng như những người bạn của phố tôi vậy. Tôi nhớ bác Hoàng, hàng xóm của tôi từng bảo rằng mùa hè mà không có hoa phượng thì còn gì là thú vị nữa. Nó là bản sắc riêng của khu phố ta mà không khu phố nào có được.
Bao nhiêu năm trôi qua, hàng phượng vĩ vẫn đứng đó, như những người bạn của cả khu phố tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rực mỗi mùa hè về, gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò của tôi.
Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.
Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.
Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.
Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.
Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.
Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.
BẠN THAM KHẢO NHÉ:~
Thân cây mai không quá to, chỉ chừng cổ tay ở đoạn to nhất. Lên gần đến ngọn chỉ cỡ hai ngón tay. Ấy thế mà cây vẫn dẻo dai, vươn mình lên chống lại với cái rét, cái giá cuối đông đầu xuân để trổ biết bao nhiêu là chồi mới. Từng chồi mai nhỏ như giá đỗ, mập mạp, xanh xanh. Đáng yêu như trăm nghìn ngọn nến con đang diễn đồng ca trên thân mai. Rồi dăm ngày sau, theo cái gọi âu yếm của chị nắng xuân, chồi non bung mình thành những chiếc lá mới. Lá mai non nhỏ như một đốt ngón tay, màu hồng hồng xanh xanh. Mặt lá bóng bóng hắt lên từng quầng sáng nhạt như ô cửa kính vậy. Chờ chút nữa, lá to dần lên chừng ba ngón tay, chuyển màu xanh sẫm. Ấy là cây đã chuyển mình thành công để chào năm mới.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !~
#@ ngthibaothuan @#
Sầu riêng là một trong những loại cây được trồng nhiều ở miền Nam. Đây được coi là một trong những loại trái cây đặc sản giàu giá trị dinh dưỡng.
Sầu riêng có thân cây khá nhỏ, thẳng ở phần gốc lên đến gần quá nửa thì phân nhánh. Mỗi cành cao tầm hơn 10 mét, nhánh cây toả rộng mang nhiều lá. Lá sầu riêng to, thuôn dài, mang màu xanh đậm, chồi non mơn mởn màng màu xanh non. Lá mọc sum suê, um tùm trên cành được bác nông dân tỉa cắt tạo thành những gốc cây tuyệt đẹp hình chóp tựa cây thông ngày Noel.
Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm lớn, nằm sát thân cây, hoa có white color ngà tinh khôi tuyệt đẹp. Hoa có nhiều nhị với hương đưa thoang thoảng, dịu nhẹ. Hoa kết thành từng chùm quả trĩu cành, quả có gai nhọn như quả mít, nhưng sắc hơn. Cuống sầu riêng dài có màu nâu bám chặt vào thân cành.
Những chùm sầu riêng lủng lẳng quả trên cành thật hấp dẫn. Ruột sầu riêng được chia thành từng múi, mỗi quả thường bốn năm múi, có màu vàng đậm. Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng, ngào ngạt và vị ngon béo ngậy.
Sầu riêng được chế trở thành nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho đời sống như làm sinh tố, làm mứt, bánh pía,… Em rất thích ăn loại quả này, đặc biệt là mỗi dịp vào miền Nam, gia đình em luôn được những cô bác biếu sầu riêng về làm quà.-(Tham khảo nha bn)
BÀI VĂN TẢ CÂY XOÀI SỐ 2 LỚP 4
Nhà em có một khu vườn nhỏ đằng sau nhà. Khu vườn ấy trồng rất nhiều thứ: từ rau, củ, quả cho đến hoa thơm, cây trái khác nhau khiến cho khu vườn lúc nào cũng tràn ngập hương thơm và màu sắc. Và có lẽ, em thích nhất là những cây ăn quả, đặc biệt là cây xoài.
Cây xoài nhà em đã được trồng từ rất lâu rồi. Hàng năm, cây đều cho ra rất nhiều trái xoài thơm ngọt. Em vẫn còn nhớ như in vị ngọt đầu hạ khi ấy. Thịt xoài mềm và thơm. Lớp vỏ xoài bên ngoài cũng là một màu vàng ấm áp. Phía trên là một chiếc cuống nho nhỏ màu đen. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy vỏ xoài có những chấm nho nhỏ như hạt cát nữa.
Những trái xoài chín thơm ngon ấy đều là từ những bông hoa trắng muốt mùa xuân. Những bông hoa thơm ngần, e lệ trốn trong kẽ lá, phải đưa tay vạch tán lá ra mới thấy được. Dưới mưa bụi mùa xuân ấm áp, những bông hoa như thêm đẹp, thêm tươi. Những trái ngọt ấy, những bông hoa thơm ấy, tất cả chính là nhờ có sự cần mẫn chăm chỉ của những rễ cây ẩn sâu dưới lòng đất, thân cây quanh năm đối mặt với mưa gió, nắng cháy, tất cả kết tinh mà thành.
Bởi vậy, em rất yêu quý cây xoài này. Em luôn dành một khoảng thời gian trong ngày tưới nước,chăm sóc cho cây cẩn thận. Mỗi mùa quả tới, khi cái nắng hè gay gắt chiếu xuống, em đều cùng ba cầm những bao ni lông nho nhỏ bọc lấy trái xoài. Làm như vậy, sẽ không có con sâu hay con chim nào đến ăn trộm cả. Mỗi lần thu hoạch trái, em đều có cảm giác rất thành tựu và hạnh phúc. Mỗi năm, cây đều cho ra rất nhiều trái, khiến nhà em không ăn hết được, thi thoảng đều mang đi tặng hàng xóm.
Em rất vui khi nhà mình có một cây xoài như thế. Với em, cây không chỉ làm đẹp cho khu vườn nhỏ nhà mình mà còn mang tới cho gia đình nguồn hoa quả sạch và bổ dưỡng. Em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thận mỗi ngày.
Vườn của ông nội em có rất nhiều cây ăn trái: bưởi, chôm chôm, mãng cầu, sa-bô-chê, nhãn, ổi, vú sữa và xoài... Mùa nào thức nấy, quanh năm gia đình em được thưởng thức trái cây vườn nhà. Trong khu vườn ấy, em thích nhất cây xoài.
Cây xoài này là giống xoài cát Hoà Lộc nổi tiếng, ông em trồng đã được sáu, bảy năm. Thân cây lớn, màu nâu nhạt, cao trội hơn các cây mọc xung quanh. Cành xoài chĩa ngang, chia thành nhiều nhánh. Lá xoài thon, dài, màu xanh đậm, nổi rõ các đường gân trên mặt lá.
Cây xoài năm nay trổ nhiều hoa lắm. Hoa xoài màu vàng nhạt, nhỏ li ti, trái xoài kết thành chùm, mỗi chùm năm mười trái, treo toòng teng, đung đưa trước gió. Khi trái xoài đã lớn, trông giống như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt.
Rễ cây cần cù hút mỡ màu của đất, chuyển thành nhựa sống nuôi cây. Trái cây tắm ánh nắng, khí trời, lớn lên rất nhanh. Rồi một trưa hè rực nắng, những trái xoài chín dần, chín dần. Thấp thoáng trong vòm lá xanh, những đốm vàng ẩn hiện - trái chín đầu mùa. Xoài chín cây có mùi thơm ngọt vô cùng quyến rũ.
Ông em lấy cây sào nứa, ở đầu đan thành chiếc giỏ để hái xoài, ông nhẹ tay đưa miệng giỏ vào trái xoài chín, khẽ giật. Trái xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm trái, mười trái... Chiếc rổ trong tay em cứ đầy dần, đầy dần. Em sung sướng bưng vào nhà, khoe với bà nội. Bà ngừng tay ngoáy cối trầu, móm mém cười, vẻ hài lòng lắm. Bà bảo em lựa những trái lớn, đem biếu mấy nhà hàng xóm.
Sau này lớn lên, dù có đi đâu xa em cũng không thể nào quên hương vị thơm ngon đậm đà của trái xoài cát quê em.
#NPT