Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần sau bạn chú ý gửi câu hỏi có dâu nhé.
Câu a không phải là câu trần thuật đơn có từ là, câu b là câu trần thuật đơn có từ là vì:
Câu trần thuật đơn có từ là là câu đơn có từ "là" đứng đằng sau chủ ngữ (hoặc đứng đằng trước vị ngữ). Câu a đã là câu đơn nhưng từ là nằm trong vị ngữ chứ không đứng trước vị ngữ, nên câu a ko phải câu ttđ có từ là. Còn câu b cũng là câu đơn nhưng từ là đứng đằng trước vị ngữ nên câu b là câu ttđ có từ là.
Chúc bạn học tốt!
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".
-Tác giả là Tô Hoài.
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.
-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:
-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
Tác dụng của các phép so sánh:
-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.
5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt
+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi
+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) ln trong tập Con dế ma. được trao giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
- Qua câu chuyện của hai anh em cô bé Kiều Phương (có năng khiếu vẽ, có tranh được giải Nhất cuộc thi vẽ), tác giả kín đáo lổng vào bài học đạo đức: đố kị, nhỏ nhen là một tính xấu không nên có; phải nhân hậu và độ lượng, nhất là trong tình cảm anh em ruột thịt.
2. Thân bài:
* Tính cách của anh trai Kiều Phương:
- Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò
nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn
vì ganh tị và tủi thân.
- Em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất, sung sướng ôm cổ anh
trai Đềchia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra.
- Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra không mặn mà gì.
- Trước bức chân dung của mình do em gái vẽ, cậu ta xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.
* Tính cách của Kiều Phương:
- Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ.
- Hiếu động, thích mày mò, tìm hiểu, sáng tạo.
- Yêu thương anh rất chân thành.
- Biết anh không thiện cảm với mình nhưng vẫn vui vẻ, muốn chia sẻ với anh niềm sung sướng, hạnh phúc của mình.
- Bức chân dung với dòng chữ nắn nót: Anh trai tôi chứng minh cho tình cảm quý mến mà cô bé dành cho anh.
3. Kết bài:
- Bài học đặt ra trong truyện là trước thành công của người khác, ta không nên ganh ghét, đố kị vì đó là thói xấu.
- Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp hơn.
II. Bài làm
Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện Bức tranh của em gái tôi đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em. đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của hoạ sĩTiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.
Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình.
Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh Đềđến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.
Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân
vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.
Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, người anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần Đềý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.
Khi tài năng hội hoạ của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.
Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em, cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa:
Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” tí hon hẳn một hộp màu ngoại xin. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi...
Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm! í tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái Đềrồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.
Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoải cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ minh. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.
Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia Ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái Đềnhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.
Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh Đềhoàn thiện nhân cách của mình.
ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội hoạ, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy Đềxưng hô với bạn bè. Bị anh
la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bô' mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn khống hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử của người có tài năng đối với những người xung quanh mình.
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.
Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
Vì tiết học này là tiết học không ở trên lớp, có thể là thể dục, tin học, âm nhạc,....
Tk cho mình nha ae!!!!!!!!!!!
Chị giúp em nha: tên câu chuyện của chị sẽ là
Bộ quần áo mới
Làn gió mát nhè nhẹ thổi qua mặt hồ trong veo, làn gió ấy cuốn đi bao nhiêu cái nóng mùa hè, cuốn đi những chiếc lá vàng thơ mộng, cũng chính làn gió ấy đã báo hiệu cho chúng tôi một mùa khai giảng năm học mới đã đến rồi.
Trên chiếc xe đạp bé nhỏ, tôi đi trên con đường quen thuộc, tưởng tượng ra những người bạn của tôi thay đổi như thế nào sau mùa hè nóng gắt vừa qua. Cất chiếc xe đạp, tôi chạy ngay vào lớp và choáng ngợp bởi những bộ quần áo mới tinh của bạn bè. Nhìn mặt đứa nào đứa nấy cũng đều hớn hở và sạch sẽ. Bỗng, tôi bắt gặp ánh mặt rụt rè, trốn tránh của một đứa và nhận ra ngay đó chính là Hằng. Nhìn Hằng, tôi đoán được rằng ba của bạn ấy lại phải đi khám, cho nên nhà Hằng đang thiếu tiền, cũng chính vì thế mà Hằng sẽ không có quần áo mới để mặc. Nhìn Hằng, tôi thương bạn biết bao, hoàn cảnh nhà Hằng rất nghèo, ba lại liên tục bị bệnh, vì vậy mà số tiền ít ỏi mẹ Hằng kiếm được không thể đủ cho cả gia đình. Đến miếng ăn mà còn phải lo lắng, thì làm sao Hằng có thể mua quần áo mới được. Tôi thấy thương Hằng lắm và nghĩ đến một việc... Kết thúc buổi khai giảng, tôi đạp xe về nhà và đứng trước mặt mẹ nói nhỏ:.....m..mẹ ơi....bạn con có hoàn cảnh khó khăn....nay lại là đầu năm học mới....mà lại không có đồ mới để mặc...vậy...vậy con có thể nhường bộ quần áo mới này của mình cho bạn không ạ? Tôi tưởng chùng như sắp đón nhận cơn thịnh nộ của mẹ nhưng không..
Phần tiếp em có thể tự nghĩ theo cách của mình muốn nhé, vì đây là bài văn tưởng tượng, cho nên chị không thể giúp hết được, chúc em học tốt
MỘT BỘ QUẦN ÁO
Sắp đến ngày khai trường rồi, cả lớp ai cũng được bố mẹ mua cho quần áo mới. Riêng tôi, tôi được ra cửa hàng, tự chọn bộ mà mình thích. Các bạn đều rất háo hức được mặc quần áo mới. Tôi nhìn sang bên, bỗng thấy Hằng cứ ngồi ủ rũ một mình, liền tới bên bạn, hỏi:
- Sao bạn lại ngồi đây một mình, buồn bã thế? Đáng lẽ bạn phải vui lên chứ vì sắp được mặc quần áo mới mà.
Hằng ngại ngùng nói:
- Um... thật ra mình... không có quần áo mới.
- Tại sao? - Tôi lại hỏi.
Hằng đáp:
- Bạn biết rồi đó, nhà mình rất nghèo mà. Làm sao có tiền mua quần áo mới chứ.
Nghe vậy, tôi cảm thấy tiếc thay cho Hằng. Bỗng tôi nảy ra một ý. Tan học, tôi liền chạy về nhà kể với mẹ đầu đuôi sự việc rồi xin mẹ:
- Mẹ ơi, vậy mẹ có thể để con tặng bộ quần áo mới của con cho Hằng được không.
Nghe xong, mẹ tôi trào nước mắt, nói:
- Tất nhiên là được rồi, con của mẹ bây giờ đã biết yêu thương bạn bè, mẹ không thể không đồng ý được. Mẹ sẽ mua cho con một bộ khác.
Tôi cảm thấy rất vui, ôm mẹ khóc.
Rồi tôi ôm bộ quần áo mới chạy tới nhà Hằng, nói với bạn:
- Mình tặng bạn bộ này, hãy mặc nó vào ngày khai trường nhé.
Hằng đáp:
- Nhưng bộ này...
- Bạn phải nhận nó đấy, mình đã được mua cho một bộ khác rồi.
Vào ngày khai trường, Hằng mặc bộ quần áo mà tôi tặng hôm trước. Ai nhìn cũng khen, Hằng đỏ mặt rồi chạy đến nói với tôi:
- Cảm ơn bạn rất nhiều.
Thế là cả hai cùng cười và rất vui vẻ trong ngày khai trường.
-----END-----
bạn mới học nên khó có bạn lắm tớ làm bạn vói bạn cho vui ?
:V hỏi j vậy ( bạn phải kb chứa )
Kb :V