Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC < Giới hạn sinh thái < 42oC
(Lớn hơn 5,6oC và nhỏ hơn 42oC )
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi:
23oC < Khoảng thuận lợi < 37oC (Lớn hơn 23oC và nhỏ hơn 37oC)
Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.
Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.
→ Từ ví dụ trên cho thấy:
+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.
- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…
- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…
Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển đến đời sống của cây lúa
A. Nước, giống , phân bón, ánh sáng, nhiệt độ.
B. Nước, chiều cao của thân cây.
C. Trồng xen canh, giống, nước, nhiệt độ.
D. Loại đất, giống, luân canh cây trồng.
a)
- Để đo nhiệt độ nước trong cốc em sử dụng nhiệt kế
- Để đo khối lượng nước trong cốc em sử dụng cân:
+ Lấy một chiếc cốc khô (cốc 2);
+ Cân khối lượng của cốc 2 khi chưa có nước.
+ Rót nước từ cốc 1 vào cốc 2.
+ Cân khối lượng của cốc nước 2 (chứa nước).
+ Lấy khối lượng cốc 2 khi đã chứa nước trừ đi khối lượng cốc 2 khi chưa có nước em sẽ xác định được khối lượng nước trong cốc.
- Để đo thể tích nước em sử dụng ống đong:
b) Sau 10 phút nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm xuống.
c) Sau khi thực hiện các thao tác, có kết quả để trả lời các câu hỏi trên, em đã sử dụng các kĩ năng như: kĩ năng quan sát (đọc được các giá trị về nhiệt độ, thể tích, khối lượng của nước), kĩ năng đo (biết dùng dụng cụ ống đong, nhiệt kế và cân) để xác định các giá trị cần tìm và kĩ năng dự đoán để dự đoán về sự thay đổi nhiệt độ của nước sau 10 phút.
Để bảo quản nông sản cần đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu. Nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide đều là các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào (với nồng độ thích hợp sẽ tăng cường hô hấp tế bào, với nồng độ không thích hợp sẽ làm ức chế hô hấp tế bào). Do đó, để bảo quản nông sản, người ta phải điều chỉnh các yếu tố này ở mức ức chế cường độ hô hấp tối đa:
- Giảm hàm lượng nước trong tế bào xuống mức tối thiểu: Giảm hàm nước lượng trong tế bào sẽ không có nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Giảm nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme xúc tác cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Tăng nồng độ khí carbon dioxide: Nồng độ khí CO2 từ 3% đến 5% sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra.
Phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường vì để:
- Hạn chế xảy ra va chạm giữa các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường với tốc độ quá nhanh.
- Giảm thiểu khả năng tai nạn khi các phương tiện di chuyển ở khu vực đông dân cư.
- Hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng để có biện pháp xử lí thích đáng với những trường hợp vi phạm.
Từ bảng trên, ta thấy: Khi phương tiện đi với tốc độ 60 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 35 m; đi với tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 55m; đi với tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 70m.
Như vậy, đi với tốc độ càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn. Đi tốc độ càng cao thì càng phải cần có nhiều thời gian để hãm phanh, xử lí tình huống bất ngờ. Nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn trên sẽ xảy ra tai nạn giao thông.
Chú ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.
2.
- Giới hạn trên về nhiệt độ của tằm là: 35 oC.
- Giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm là: 15 oC.
3. Khi nuôi tằm người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu.