Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).
- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.
* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.
* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
Thạch quyển được chia thành mấy mảng kiến tạo lớn?
A. Sáu mảng B. Bảy mảng
C. Năm mảng D. Tám mảng.
* Thạch quyển có 7 mảng kiến tạo lớn là:
-Mảng Á-Âu
-Mảng phi
-Mảng Bắc Mĩ
-Mảng Nam Mĩ
-Mảng Nam Cực
-Mảng Âu-Úc
-Mảng Thái Bình Dương
* Đặc điểm của các mảng kiến tạo:
- Mỗi mảng đều có lục địa và đại dương (trừ mảng Thái Bình Dương)
- Các mảng nhẹ, nổt trên bao Manti
- Các mảng không đứng yên mà dịch chuyển
Gồm 2 mảng kiến tạo :phần lục địa và đáy đại dương (Thái Bình Dương)
Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau thì sẽ bị dồn ép , cs sự hút chìm của vỏ lục địa làm hình thành các dãy núibluwcj địa ca đồ sộ
Khi 1 mảng đại dương xô vào 1 mảng lục địa tạo thành dãy núi cao lục địa
Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra vết nứt , macma trào lên tạo thành động đất hoắc núi lửa .^^ "cảm ơn đã xem"