Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”.
- Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.
- Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8- 8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể (hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã dược bố trí trên khắp hành tinh).
- Để làm rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí ấy, tác giả đưa ra một phép tính đơn giản: “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.
- Cách vào đề trực tiếp và bằng những tính toán chính xác đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. Tác giả còn dùng hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét – một điển tích rất quen thuộc ở phương Tây, để người đọc, người nghe hình dung một cách cụ thể, hình ảnh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người.
- Tác giả đã thể hiện thái độ bất bình trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật.
- Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn trong văn bản như: Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn.
Nói “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là văn bản nhật dụng vì:
- Văn bản đề cập, bàn luận về vấn đề gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng, đó là chiến tranh.
- Tính cập nhật của văn bản: vấn đề mang tính thời sự, gắn với cuộc sống con người, là vấn đề luôn nóng bỏng trong xã hội
Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
- Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác - két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới
Chủ đề:
- Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu… mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.
- Phần 2 ( tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội
- Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.
Thái độ của tác giả:
- Quan tâm, lo lắng đến nền hòa bình của thế giới.
- Lên án mạnh mẽ đối với cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh hạt nhân, nhất là các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân.
- Là một người yêu chuộng hòa bình.
- Ra sức kêu gọi con người chung tay đẩy lùi mối nguy cơ chiến tranh hạt nhân.