Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lập thời gian biểu về các công việc cần làm, thời gian hoàn thành công việc, ưu tiên công việc nào làm trước (nếu có)
- Cố gắng hình thành thói quen hoàn thành đúng các công việc theo thời gian, kế hoạch đã đề ra.
- Tập trung hoàn thành cho xong một việc rồi chuyển sang việc khác, không nên làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Sắp xếp giữa thời gian thư giãn, học tập và thời gian giúp đỡ bố mẹ hợp lí.
Lập và thực hiện thời gian biểu cho hoạt động trong một tuần của emEm có thể làm theo mẫu sau
Thời gian | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ nhật |
Sáng | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 6h– 6h20: Ngủ dậy, tập thể dục, Vệ sinh cá nhân. 6h25-6h45: ăn sáng, chuẩn bị đi học. 7h: đi học 11h: ăn trưa. 11h30: ngủ trưa. | 7h30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân. 8h: Ăn sáng. 8h30: phụ bố mẹ làm việc nhà. 9h: học bài. 10h30: giải trí. 11h15: Ăn trưa. 12h: Ngủ trưa | 7h30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân. 8h: Ăn sáng. 8h30: phụ bố mẹ làm việc nhà. 9h: học bài. 10h30: giải trí. 11h15: Ăn trưa. 12h: Ngủ trưa |
Chiều | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 13h30: Thức dậy. 13h45: đi học. 15h40: ra chơi, giải trí. 16h30: Tan học. 17h: Phụ bố mẹ việc nhà | 14h30:Thức dậy. 15h: học bài. 16h30: Đi đánh cầu lông. 17h30: Về nhà | 14h30:Thức dậy. 15h:học bài. 16h30: Đi đánh cầu lông. 17h30: Về nhà |
Tối | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm 19h: Ăn tối. 19h30: Giải trí. 20h: Học bài 21h45: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm. 19h: Ăn tối. 20h: Xem TV cùng gia đình. 21h30: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ | 18h: Tắm. 19h: Ăn tối. 20h: Xem TV cùng gia đình. 21h30: Vệ sinh cá nhân. 22h: Đi ngủ |
- Đồ nhựa:
+) Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa.
+) Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ...
+) Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+) Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ.
- Đồ vải:
+) Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ.
+) Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không,...
+) Thường xuyên hút bụi bẩn.
+) Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải.
- Đồ điện:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng.
+) Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên.
+) Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp.
+) Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm.
- Đồ kim loại:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng và bảo quản.
+) Rửa sạch, để nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
+) Không để ở những nơi ẩm mốc để tránh bị gỉ.
+) Hạn chế để đồ dùng kim loại tiếp xúc với các kim loại ăn mòn.
- Đồ gốm sứ:
+) Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ.
+) Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ.
- Đồ gỗ:
+) Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao.
+) Không sử dụng các chất tẩy rửa.
+) Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ.
Hình 1:
Có thể nghe nhạc để thư giãn, kiềm chế và quên đi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Ghi nhật kí, ghi cảm xúc của mình ra để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 3:
Chơi các môn thể thao, tập thể dục thường xuyên để tinh thần được thoải mái, giải tỏa căng thẳng trong tâm lí, kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Tâm sự với những người mình tin tưởng như bố mẹ, bạn thân về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Chú ý:
Ngoài ra, tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp, có thể kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua những cách khác như: hít thở sâu, luôn suy nghĩ tích cực, ngồi thiền, uống một cốc nước lạnh.
Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Đồ dùng học tập: bọc sách, vở và ghi nhãn cẩn thận; không vẽ bậy vào sách vở; không xé sách vở; đóng nắp bút cẩn thận khi không dùng đến; cất đồ dùng học tập ngăn nắp, đúng chỗ khi dùng xong.
- Đồ chơi: không ném đồ chơi; lau chùi sạch sẽ; cất cẩn thận, đúng chỗ khi dùng xong; sử dụng đúng cách.
- Quần áo, giày dép: gấp gọn gàng quần áo; những bộ đồ dễ nhăn dùng móc treo; cất vào tủ gọn gàng khi không dùng đến; lau chùi giày dép sạch sẽ
- Cử chỉ: nhảy lên, tay ôm lấy ngực, hành động thể hiện sự vui mừng, ngân nga một bài hát, ...
- Nét mặt: tươi vui, hạnh phúc, bất ngờ, miệng cười tươi, ...
- Lời nói: Tuyệt!, Thật tuyệt!, rất vui, rất thích, Thật hạnh phúc!.
- Viết ra những lời chứa đầy cảm xúc hạnh phúc, yêu thương, thích thú, bất ngờ, phấn khởi
Cách xưng hô: Cậu- tớ
Thái độ, cử chỉ: Thân thiện, tươi cười khi gặp bạn.
Thực hiện hành động: luôn giúp đỡ bạn bè trong khó khăn và lúc học tập.
- Tranh 1: Hải đã tận dụng thời gian một cách hợp lý khi biết thực hiện các hoạt động theo thời gian biểu nhất định, khi đó Hải sẽ không bị lãng phí thời gian.
- Tranh 2: Liên đã sắp xếp công việc rất hợp lý luôn chuẩn bị sách vở trước cho ngày mai. Sáng hôm sau, Liên sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị đi học
- Tranh 3: Huy đã sử dụng thời gian rất hợp lý. Huy thường đặt ra kế hoạch học tập và phấn đấu học hành thì Huy sẽ sử dụng thời gian hợp lý cho các hoạt động học tập để làm bài đầy đủ và đạt được kết quả tốt
- Tranh 4: Trường đã sắp xếp công việc rất hợp lý, Trường luôn hoàn thành xong công việc rồi mới đi chơi, Trường đã biết sử dụng thời gian hợp lý
Hình 1:
Lập thời gian biểu ghi rõ thời gian và công việc cần hoàn thành.
Hình 2:
Đặt đồng hồ báo thức.
Hình 3:
Đánh dấu công việc quan trọng, cần làm lên trên lịch để dễ theo dõi.
Hình 4:
Ghi chép các công việc cần làm ra giấy và dán vào chỗ dễ thấy, dễ nhận biết.