Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện hai bà cháu
Có hai bà cháu sống trong một ngôi nhà nhỏ. Hôm nay là ngày đầu tiên đi học của cháu. Tối hôm trước bà nói chuyện với cháu:
Bà : Cháu à, mai là ngày đầu tiên cháu đi học rồi, cháu có vui không?
Cháu : Cháu vui ạ! Nhưng cháu vẫn muốn ở nhà với bà cơ!
Bà : Tại sao cháu lại không muốn đi học?
Cháu : Tại vì cháu đi học rồi thì ai đi làm đồng với bà, ai trò chuyện với bà, lại còn chưa kể tiền đóng học nữa nhà ta nghèo làm sao mà trả nổi?
Bà xoa đầu cháu và dịu dàng nói : Cháu đừng lo cho bà, dù bà già rồi nhưng bà vẵn còn khỏe chán, bà sẽ đi làm thêm để đóng học cho cháu. Cháu đi học thì sau này mới có việc làm mà có việc làm thì cháu mới có tiền để chăm sóc bà đúng không? Thôi cháu đi ngủ đi mai còn đi học nữa
Cháu : Dạ, vâng ạ
Địa từ xưng hô là Bà, Cháu thể hiện tình yêu thương của hai bà cháu với nhau
- Trả lời : Dùng cặp từ như vậy, người nông dân muốn thể hiện tình cảm thân thiết, hồn nhiên, trong sáng, không phân biệt chủ tớ
(Đây chỉ lak ý kiến riêng của mk thoy nha)
Hok tốt ^^
kham khảo
Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
vào thống kê
hc tốt
Ngôi thứ nhất : Tôi, ta.
Ngôi thứ hai: Mi, anh.
Thái độ của Thỏ: tự đắc, chủ quan, coi thường Rùa.
Thái độ của Rùa: tự tin, đúng mực trong ứng xử.
a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.
b) Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa :
- Hành động của nhân vật.
- Lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
c) Cấu tạo của bài văn kể chuyện :
- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
- Diễn biến câu chuyện (thân bài).
- Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:
Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.
Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.
Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:
– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.
Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:
– Bà nhận chút ít để mua trầu.
Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.
– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.
Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.
Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.
Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.
Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…
Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.
Có công mài sắt có ngày nên kim
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.
Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.
Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.
Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.
“Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.
Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.
Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.
Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.
Khi về nhà,người anh hỏi người em:
-Em ơi , Hôm qua em được mấy điểm môn Tiếng Anh ?
- Em được điểm 10, còn anh được mấy điểm bài kiểm tra 1 tiết ?- em nói.
- Anh được 3 điểm.
Các đại từ đc dùng : Anh , em
Chúng thể hiện tình cảm : gia đình - thân thuộc
- Hôm nay con đi học thế nào? Trên lớp có gì không con?
- Hôm nay trên lớp con có mấy bạn không làm bài tập về nhà khiến cô giáo rất tức giận mẹ ạ.
- Ôi sao lại không làm bài tập kia chứ
- Thế con có làm đầy đủ bài tập về nhà không?
- Con tất nhiên là có rồi nhưng mà có 1 ý hơi khó nên con chưa làm được, cô giáo cũng bảo khó nên cô sẽ chữa mẹ ạ
- Ừ, nhưng mà con nhớ không nên ỷ vào bài khó mà không chịu suy nghĩ để cô giáo chữa đâu nhé
- Vâng, con nhớ mà mẹ - Nếu như con đạt kết quả tốt ở kì học này, một món quà sẽ được tặng cho con
- Ôi thích quá mẹ ơi!
- Con sẽ cố gắng hết mình. Con sẽ đạt kết quả tốt ở học kì này.
- Đúng rồi. Bây giờ con lên thay đồ rồi xuống ăn cơm nhé!
- Dạ vâng ạ!
Các đại từ được dùng: mẹ, con
Chúng thể hiện tình cảm: sự tôn trọng của con dành cho mẹ, sự yêu quý của mẹ dành cho con
1 . Ko bt
2 .
Bài 1:
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
Bài 2:
Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”, những lời hát da diết và căng tràn cảm xúc đã thể hiện được những nỗi nhớ mong da diết trong tâm hồn của mỗi người giá trị đó đã để lại cho mỗi người những cảm xúc rất đặc biệt vả nó da diết đến vô cùng. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người chính vì vậy những hình ảnh đậm nét của quê hương chắc hẳn ai ai cũng luôn luôn nhớ.Đặc biệt hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Những hình ảnh của quê hương mang đậm những giá trị của dân tộc và tình yêu đó mạnh mẽ và da diết đến vô ngần, những nỗi nhớ mong và những tình cảm da diết nhất của chúng ta đối với quê hương đã mang đậm giá trị dân tộc và những cảm xúc tuyệt vời và da diết nhất đối với mỗi con người, mỗi chúng ta cần phải có những tình cảm đó và những cảm nhận tinh tế đối với mỗi sự vật của cuộc sống mình. Những cảm nhận đó đã được thể hiện qua những nỗi nhớ da diết và ngập tràn cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc đó thể hiện mạnh mẽ trong cảm xúc của mỗi con người, những hình ảnh của quê hương, như những cánh đồng lúa vàng, những cánh đồng bát ngát, cùng những đàn cò trắng phau đang tác động đến tâm hồn của mỗi người như chúng ta đều thấy hình ảnh những tiếng ve kêu trong những buổi trưa hè cũng đã tác động rất mạnh mẽ đến mỗi con người, và nó thể hiện được những tình cảm da diết và sâu lắng nhất mà mỗi người dành cho chính cuộc sống của mình.
Những nỗi nhớ da diết đan xen vào đó là những cảm xúc rất đặc biệt đối với quê hương, hình ảnh những buổi trưa hè nắng chói chang đan xen vào đó là những tiếng ve kêu dâm dan bên những vòm cây làm cho tâm hồn của chúng ta có những cảm xúc lạ và đôi khi con người lắng nghe và cảm nhận được cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta thật nồng hậu và da diết đến vô ngần, những tình cảm đó để lại rất nhiều những nỗi nhớ, những cảnh vật xung quanh chúng ta rất gần gũi và nó đáng trân trọng đến biết bao khi những cảnh vật đó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú và có ý nghĩa hơn, những hình ảnh mang đậm giá trị của quê hương, trong buổi trưa hè đó đôi khi chúng ta bị những cơn nắng đó là cho cảm thấy rất khó chịu nhưng rồi những hình ảnh của những chú chim đang hót líu lo gọi hè và những tiếng ve kêu dâm dan.
Những buổi trưa hè là hình ảnh mà những lũ bạn quay quần bên nhau, chơi những trò chơi dân gian, những hình ảnh gần gũi đó chúng ta thấy nó hiện rõ trên quê hương ở vùng nông thôn, những hình ảnh những cái nắng đến cháy da cháy thịt, và những hình ảnh làm cho thiên nhiên và cuộc sống của con người thêm những phần giá trị nhất. Thiên nhiên xung quanh mỗi chúng ta vô cùng phong phú nhưng để làm được những điều đó mỗi chúng ta đều thấu hiểu và có niềm tin về thi vị mà quê hương của mỗi người đem lại, trong cái trưa nắng oi ả của mùa hè em cũng nghe thấy những tiếng ru của bà của mẹ cho những em bé ngủ, những tiếng à ơi và những tiếng nói cười của những gia đình bên xóm.
Tất cả đều ẩn hiện một cách có giá trị, trong buổi trưa hè những cành phượng đỏ au, đang phấp phới và đan xen vào những vầng sáng trong tâm hồn của con người, nó đang sống cùng với thiên nhiên, cùng với đất trời để làm nên những điều có ý nghĩa và giá trị nhất, những cành phượng vĩ nó cũng báo hiệu cho một mùa hè đã đến, trên những cành cây cao sum xê, dưới gốc là những đám bạn đang vui chơi và nói chuyện, mùa hè với cái nắng choi chang nhưng nó cũng có cái mới mẻ và để lại cho mỗi người những cảm giác rất lạ và thấy ấm áp.
Mùa hè trên quê hương, đặc biệt trong những ngày trưa hè nắng chói chang cũng xuất hiện rất nhiều những hình ảnh của cuộc sống gần gũi và đang gắn bó với cuộc sống của con người, mỗi chúng ta đều nhìn thấy hình ảnh đó qua những hình ảnh quen thuộc và để lại cho mỗi người những hình ảnh gần gũi và ý nghĩa nhất dành cho mỗi con người, giá trị của cuộc sống đang được thể hiện có giá trị và ý nghĩa hơn, khi quê hương cho chúng ta những cảm xúc ngọt ngào và ấm áp, nó để lại cho cuộc sống muôn mài muôn vẻ và những sự vật có giá trị và ý nghĩa nhất dành cho cuộc sống của mỗi con người.
Hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và đặc biệt làm cho em có cảm giác yêu quê hương đất nước của mình nhiều hơn.
Bài 3:
Mỗi buổi trưa hè, nó yêu lắm cái yên ả tuyệt đối của đất trời. Cũng như đêm, khi người người đều vùi say trong sự nghỉ ngơi, thì nó lại muốn thức, thức để mà ru lòng mình với khoảng trời bình yên và dịu ngọt. Bỗng thấy cuộc sống đẹp một cách lạ kỳ. Nắng lên tỏa sáng từng góc không gian, tỏa rạng qua từng ô cửa. Nắng tưới lên vạn vật sức sống kỳ ảo lung linh. Trời trong xanh hơn. Gió khẽ hát khúc du dương dịu dàng. Nắng và gió như đôi bạn thân song hành, hễ vắng nhau là thấy thiếu, thấy nhớ. Ngày nào gió lỡ làng đi vắng, bỏ quên nắng một mình trong nhân gian, nắng buồn và gắt gỏng khiến bao người khốn khổ, nhăn nhó bởi cái oi bức khó chịu.
Nhưng khi gió về quyện hòa cùng nắng, gió giúp nắng xua đi cái không khí nồng oi. Gió thổi mát những gương mặt người lấm tấm mồ hôi. Gió tưới tắm những con đường bỏng rát như rang. Và gió khẽ trêu đùa những làn tóc thiếu nữ mỏng bay. Gió và nắng nhí nhảnh dạo chơi, khi lại chờn vờn cùng làn mây trắng bay.
Và cứ mỗi trưa hè, nắng nhẹ nhàng ru cho gió ngủ. Để chiều về, gió sẽ khiến nắng dịu dàng và trong veo du đãng. Khi đó nắng sẽ chỉ còn là những tia nắng nhảy nhót chan hòa dạo chơi cùng gió, đi qua những khoảng trời rộng và xanh ngút ngàn màu xanh của mây, của cỏ cây hoa lá.
Rồi khi đêm về sẽ chỉ còn gió lang thang trên khắp mọi nẻo đường. Vì nắng phải đi ngủ do mặt trời bắt thế. Còn mình gió, và gió sẽ làm mát lại những gì bị làm khô héo đi bởi nắng. Thi thoảng gió gọi mưa về để vạn vật sinh sôi đâm chồi khoe sắc. Có mưa thì nắng phải trốn đi. Sau mưa rồi nắng lại về. Bởi thế, Nắng, gió và Mưa cứ lần lượt làm những nhiệm vụ của mình. Dẫu chẳng chẳng thể mãi gần bên những họ luôn cần thiết cho nhau. Như một mối tình tay ba ngọt ngào, như nắng cần gió, gió cần mưa, và mưa lại cần nắng.
Nó thì yêu cả Nắng, Gió và Mưa. Nhưng có lẽ yêu nhất lại là Nắng. Nhớ như in những buổi trưa hè oi ả của miền tuổi thơ, có cô nhóc nghịch ngợm chẳng bao giờ chịu ngủ. Đợi lúc giữa trưa nhóc lại trốn mẹ đầu trần đi chơi, mải la hét nhễ nhại mồ hôi với bao nhiêu trò con trẻ, từ ‘’bắn bang, trốn tìm, chơi đồ cứu, bịt mắt bắt dê…’’. Rồi cả khi sau này lớn lên, nhóc cũng không xa nổi thói quen ra đường giữa buổi trưa, lê la khắp những con đường làng quê yêu dấu. Nhóc thích sang nhà bạn bè chơi những buổi trưa như thế, đến nỗi người ta bảo nhóc vô duyên khi chẳng cho ai ngủ. Có lần bị đuổi đánh chạy té trời khi làm náo loạn cả một góc xóm bởi mấy trò nghịch dại, rồi những lần rủ hội bạn đi bẻ trộm roi của nhà hàng xóm…
Ngày ấy nhóc nghịch nhất làng, bốn mặt làng chẳng ai không biết tên. Nổi tiếng cả những lần đuổi đánh nhau cùng chúng bạn. Hễ ai chọc giận là nhóc chẳng tha, người bé tí như cái kéo nhưng đành hanh phải biết. Bị bố mẹ đánh thì không bao giờ biết khóc, càng lầm lì thách thức. Hình như vậy mà giờ nhóc vẫn ngang bướng, chẳng chịu thua ai bao giờ. Học kém bạn một chút thôi cũng thấy khó chịu mất ăn mất ngủ.
Ngày bé nhóc thích mặc áo màu vàng, bởi đó là màu của nắng. Và tận cho đến bây giờ, nhóc vẫn yêu màu vàng như thế. Chợt nhớ những câu thơ của Trịnh Công Sơn:
Nắng vàng em đi đâu mà vội
Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi
Hẳn là Trịnh cũng yêu nắng lắm, nên mới gọi nắng thiết tha và trừu mến đến thế.
Chợt nhận ra, chỉ mới là đầu hè thôi nhỉ. Đầu hè mà nắng vàng rực rỡ quá. Nó nghe người ta kêu than về sự oi bức của đất trời. Những gương mặt nhăn nhó mệt mỏi. Nó lại chỉ thấy yêu thêm mùa hè chói chang rực nắng. Chẳng bao giờ là cần dùng đến điều hòa, thậm chí sợ điều hòa, nó vẫn là cô nhóc của ngày xưa, có thể đi bộ hàng giờ dưới nắng giữa trưa hè mà không bao giờ cần phải đội mũ hay mặc áo che nắng.
Và nó thích cảm giác này, một trưa hè oi ả, ngồi trong phòng ngắm nắng cùng mây ngừng bay. Thi thoảng làn gió nhẹ khẽ làm đung đưa những chậu cảnh ngoài hiên. Những bông nhài trắng tỏa hương thơm len lỏi vào phòng. Trên chiếc giường trải nệm vàng ấm áp của nó nằm ngổn ngang những gấu bố, gấu mẹ, gấu con thật đáng yêu. Đó là thế giới riêng rất đỗi bình yên của nó. Nơi giúp nó cân bằng sau biết bao những bộn bề lo toan cuộc sống.
Nó sẽ mong chờ một sắc gạo đỏ và những cơn mưa hè tháng sáu. Trong sắc đỏ sẽ bập bùng cháy lên cả một trời yêu. Và những cơn mưa mùa hạ sẽ làm trời trong hơn, xanh hơn, và nắng sẽ mềm hơn cùng gió thênh thang…
- Thái độ của nhân vật "cơm": nhẹ nhàng, trách móc.
- Thái độ của Hơ Bia: giận dữ, coi thường, khinh bạc.