Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các đặc điểm của truyền thuyết mà sự tích Hồ Gươm có là:
- Có sử dụng các yếu tố kì ảo hoang đường
- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới
- Sư tích Hồ Gươm là tác phẩm tự sự dân gian
- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật
Theo em, sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết:
+ Có yếu tố kì ảo (Rùa cho Lê Lợi mượn gươm thần giết giặc)
+ Thể hiện lại lịch sử khởi nghĩa và đánh giặc của những anh hùng nước ta thời xưa.
+ Giải thích về tên gọi của sự vật hiện tại.
Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)
– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm …)
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
Tham Khảo
Thể loại: truyền thuyết
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm thuộc nhóm những truyền thuyết về thời Hậu Lê - so với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước (Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng...)
- Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và ấn chứa nguồn sức mạnh phi thường:
+ Nguồn gốc kì lạ: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
+ Sức mạnh phi thường: Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi
- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường thường mang sức mạnh siêu nhiên.
Câu chuyện trả gươm thần là thật,điều này có liên quan đến đặc trưng của thể loại truyền thuyết vì Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
trong câu trả lời của bạn, mình thấy có chữ "yếu tố tưởng tượng kì ảo" phải ko ạ?thế bạn cho mk hỏi: -bạn giải thích ý nghĩa của từ "yếu tố tưởng tượng kì ảo. - nếu đã giải thích xong thì bạn cho mk hỏi chi tiết " Đức Long Quân sai Rùa Vàng xuống đòi lại gươm thần " là có thật ko ạ. * TỪ CÁI 1 => CÁI 2. THẾ BÂY GIỜ THEO BẠN NGHĨ CHI TIẾT TRẢ GƯƠM THẦN LÀ CÓ THẬT KO? suy nghĩ thật kĩ r hẵng trả lời nha!
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, quân Minh bạt vía. - Từ bị động trốn tránh, nghĩa quân chủ động, xông xáo tìm giặc. - Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, tiêu diệt và đuổi hết bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước.
tham khảo
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
+ Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
+ Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
+ Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
+ Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết :
- Là tác phẩm được lưu truyền trong dân gian
- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử
- Có sử dụng các yếu tố kì ảo
- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân