Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo :
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Cảm hứng chủ đạo của văn học thế kỷ X đến thế kỉ XV là yêu nước với những thể loại đặc trưng. Chiếu, biểu, hịch, cáo là những văn bản do vua, chúa hoặc những vị tướng đứng đứng đầu viết để ban bố mệnh lệnh hay cổ vũ, kêu gọi, khích lệ tình cảm...Dù được viết ở thể loại nào thì lời lẽ hùng hồn và thuyết phục của các văn bản này luôn thể hiện được phẩm chất cùng tầm nhìn xa trông rộng của người chỉ huy. Từ khi hình thái nhà nước xuất hiện, cuộc sống của con người có nền nếp, quy củ thì đó cũng là lúc người lãnh đạo ra đời. Nước Việt ta tồn tại qua hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng bao nhiêu năm giặc ngoại xâm gây hấn âu cũng là nhờ vai trò to lớn của người đứng đầu chỉ huy. Một trong số những người chỉ huy tài tình đó là Lý Công Uẩn với “Chiếu dời đô” danh bất hư truyền.
Nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.
Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình. Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.
Hơn một ngàn năm qua, lịch sử nước Việt đã trải qua bao sóng gió thăng trầm, nhưng công lao của Lý Thái Tổ mãi mãi là những vết son không phai trong văn học và lịch sử việt Nam. Qua áng văn “Chiếu dời đô”, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam. Người là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta phải tiếp nối hào khí ngút trời của cha ông ta cùng xây dựng lên một Việt Nam giàu mạnh phồn thịnh, hòa nhập vào sự phát triển của thế giới.
Tác phẩm "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn thuộc thể loại nào ? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn đó
* Thể loại: Văn bản Chiếu dời đô được viết theo thể loại chiếu. Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
''Chiếu dời đô'' được viết theo thể chiếu
Chiếu:là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh,chiếu có thể viết bằng văn vần ,văn biền ngẫu hoặc văn xuôi,đc công bố và đón nhận 1 cách trang trọng.
+ Là thể văn nghị luận thời xưa.
+ Do vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết ra.
+là một loại văn ban bố công khai, thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, thường được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu
tham khảo ở đây nha
https://olm.vn/hoi-dap/detail/107591441723.html
Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh , có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã nhận ra địa thế ''rồng cuộn hổ ngồi '' của thành Đại La (Thăng Long) và sự chật hẹp, cô lập của kinh đô Hoa Lư. Chứng tỏ ,Lí Công Uẩn là người am hiểu về địa lí. Ông còn là người hiểu biết , thông thạo về lịch sử. Trong bài '' Chiếu dời đô'' ,ông đã lấy ví dụ về việc dời đô của nhà Thương ,nhà Chu để làm gương bởi nhà Thương ,Chu đều là những triều đại phồn thịnh, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc . Ông còn phê phán việc nhà Đinh , nhà Lê không chịu dời đô , cứ đóng đô ở Hoa Lư chật hẹp. Vì vậy , nên triều Đinh , Lê không tồn tại được lâu . Ngoài ra, Đại La cũng là kinh đô cũ của Cao Vương . Theo Lí Công Uẩn , việc dời đô là thực sự cần thiết , rất quan trọng với vận mệnh đất nước. Nhờ kinh nghiệm của mình, ông đã dự đoán được sự thuận lợi của thành Đại La , giúp đất nước phát triển phồn thịnh.
Tham Khảo
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.
"Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.
Tham khảo :
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc."Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh."Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.
Ngàn năm văn hiến Thăng Long không dừng lại ở Lý Công Uẩn và vương triều Lý nhưng lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam qua ngàn năm trước hết dành cho Lý Công Uẩn. Ông đã sáng suốt đặt Thủ đô mới trên mảnh đất xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cả nước. Ông đã tạo điều kiện cho vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Đại Việt, để cho Thăng Long - Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị vững bền của cả dân tộc. Nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn Các nhà khoa học từ nhiều góc độ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những công lao đáng kể của ông cha ta để mọi người tôn vinh và học tập. Tuy nhiên, với sứ mệnh quang vinh của mình, chúng ta nên có cái nhìn ở ông một cách khoa học nhất. Việc này chỉ góp phần tái hiện con người thật của ông, không thể làm giảm bớt hay che mờ công lao vĩ đại của ông trong quá trình phát triển của dân tộc, nhất là qua bước ngoặt lịch sử từ vương triều Lý. Thông thường khi nói về nhân cách của một nhân vật, người ta thường chỉ nhìn từ góc độ đạo đức học, nhấn mạnh những phẩm chất ứng xử của nhân vật ấy đối với cộng đồng và đối với bản thân. Nhưng nhân cách theo một ý nghĩa sâu xa hơn thì chính là sự tổng hòa những nét đặc trưng của một nhân vật đã tự khẳng định mình như một bản lĩnh độc đáo, vừa mang tính phổ biến của cộng đồng, vừa mang những giá trị tinh thần của bản thân họ. Một con người có nhân cách phải có những nét nổi bật trong suy tư, tình cảm và ý chí, qua tác phong hoạt động của họ. Từ quan điểm đó, tôi nêu lên đôi nét về nhân cách Lý Công Uẩn. Thứ nhất: Truyền thống yêu nước, yêu người của tổ tiên không ngừng nâng cao trên cơ sở giáo lý nhà Phật. Thứ hai: Đầu óc tự cường và hoài bão lớn lao, trong quyết tâm đưa đất nước trên con đường giàu mạnh. Thứ ba: Trí tuệ thông minh, sắc sảo qua cái nhìn chiến lược về tiền đồ của đất nước. Thứ tư: Tinh thần kiên quyết và khẩn trương, không bỏ lỡ thời cơ như khi giành lấy ngôi vua từ triều Tiền Lê đang đổ nát và lập tức chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Những đặc điểm nhân cách ấy của Lý Công Uẩn đã thể hiện qua rất nhiều công việc lớn lao để xây dựng thủ đô mới, mở đường cho việc hình thành nền văn hiến ngàn năm Thăng Long với những con người Việt Nam không chỉ có chí khí anh hùng mà còn mang những tình cảm bao la, đối với cộng đồng dân tộc và với cả cộng đồng nhân loại. Những điều kiện hình thành nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn Cho đến nay một số kịch bản sân khấu, phim, điện ảnh và một số sách viết về cuộc đời Lý Công Uẩn đã không đi sâu và làm nổi bật lên những nét cơ bản trong sự nghiệp anh hùng của ông, mà thường trình bày tiểu sử của ông, dựa vào những trang thư tịch cũ, cũng như những truyền thuyết dân gian còn bao phủ đầy rẫy những điều huyền ảo. Nào sự huyền bí về việc bà mẹ họ Phạm sinh ra Lý Công Uẩn, vì sao con bà không có cha và bà chẳng có chồng. Nào chuyện có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen hình hai chữ thiên tử cho là điềm lành sẽ có người sinh vào năm Tuất, làm thiên tử. Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (1074) nên về sau ông làm thiên tử… Người ta cho rằng Lý Công Uẩn do trời sinh ra. Nếu quả như thế thì chúng ta chỉ cần cảm ơn Thượng đế và chả còn gì để ca ngợi Lý Công Uẩn bởi ông chỉ là sản phẩm của Thượng đế mà thôi. Nhà khoa học không đi vào hướng ấy, mà tìm hiểu ông từ tác động qua lại giữa ông và hoàn cảnh xã hội của ông để từ đó làm nổi bật lên nhân cách và sự nghiệp của ông qua bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Chúng ta nên cùng nhau đi sâu vào thực tế hoàn cảnh xã hội của Lý Công Uẩn từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và làm nên sự nghiệp. Ông là một đứa trẻ sinh ra có mẹ nhưng không có cha. Lên ba tuổi mẹ đã đem con đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông. Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh, và từ đó sống với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Đây là một quá trình cực kì quan trọng đối với nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn. Các tác giả có thể khai thác thời gian này để sáng tạo những hư cấu nghệ thuật không phải để hấp dẫn khán giả và độc giả mà để thông qua các hình tượng hư cấu ấy mà phản ánh sâu sắc chính bản lĩnh và phẩm cách của Lý Công Uẩn. Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận con người không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẻ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hàng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ đến suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước. Được người thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1.000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tủi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và củng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông. Có thể nói tuổi trẻ của ông trong điều kiện lịch sử và điều kiện xã hội như trên đã khiến ông từ khi xuất thân làm việc với Lê Trung Tôn rồi với Lê Ngọa Triều mới chỉ được 4 năm, ông đã nhanh chóng bộc lộ bản lĩnh của mình, bằng cách tự lập làm vua, gánh lấy trách nhiệm cứu dân, dựng nước thay triều Tiền Lê đã đổ nát. Thời gian ngắn ngủi này đã sớm thể hiện nhân cách của ông và mở ra sự nghiệp lẫy lừng của ông và của vương triều Lý. Vấn đề đánh giá nhân cách và sự nghiệp Lý Công Uẩn Bàn về cuộc đời và cống hiến của Lý Công Uẩn trong lịch sử đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tôi chỉ xin nêu một vài sự việc đáng quan tâm: Về Chiếu dời đô: Đoạn hay nhất trong Chiếu dời đô là những lời lẽ của Lý Công Uẩn nói về địa phương, về mảnh đất được lựa chọn: Thành Đại La ở khu trung tâm trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi… đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…", dân cư khỏi chịu cảnh khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi"… "thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời". Những lời vắn tắt ở trên đã chứng minh kế sách lâu dài của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng. Nhân cách của ông còn thể hiện sức mạnh của lòng tự cường dân tộc. Ông đã có đầy dũng khí để dời bỏ đất Hoa Lư, một nơi hiểm địa để tự vệ nhiều hơn là để phát triển đất nước rộng lớn. Đặt thủ đô giữa trung tâm đất nước là để dân tộc có thể vùng vẫy giữa trời cao biển rộng, phát huy mọi tiềm năng để xây dựng một nước hùng cường, không chịu thân phận yếu nghèo như trước. Điều này chứng tỏ sự nung nấu của ông từ bao lâu về sự nghiệp của đất nước, về niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc và chí lớn của bản thân mình. Tuy vậy, bên cạnh đó, còn điểm nói hơi nhiều về những tấm gương nước ngoài và chưa đề cao đúng mức với triều đình trước đó. Việc sùng bái đạo Phật: Lý Công Uẩn là người sống quá nửa cuộc đời ở trong chùa Phật, chịu ảnh hưởng nhiều của những người thầy như Lý Khánh Vân, Vạn Hạnh nên tất yếu ông tin theo đạo Phật. Tuy nhiên việc làm của ông không hoàn toàn chỉ vì tín ngưỡng mà sưu tầm kinh Phật, xây chùa, tạc tượng mà còn có dụng ý củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, thương người trong nhân dân trên cơ sở giáo lý của đạo Phật. Chính vì lẽ đó mà dưới triều đại nhà Lý nhân dân yên ổn làm ăn, không có trộm cướp, lao động cần cù và chiến đấu anh hùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy do quá tập trung công sức vào xây chùa dựng tượng để thờ Phật hơn là đi sâu vào Phật học như các vua Trần sau này, cũng vì thế mà ông đã chậm khai thác những thành công của Nho giáo ở các nước Á Đông, trong việc hoàn chỉnh bộ máy chính quyền trong thời điểm đó. Về ngoại giao: ông có chính sách mềm dẻo trên cơ sở bảo vệ vững chắc nền độc lập và củng cố tình hữu nghị với các nước láng giềng. Ngay từ khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã đặt ngay mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, trên tinh thần cùng phát triển Nho, Phật, Lão, cùng giao lưu về kinh tế, chính trị và văn hóa. Thái độ này gắn liền truyền thống hữu nghị với độc lập dân tộc trong lòng con người Việt Nam từ triều đình tới dân chúng. Cuộc chiến đấu oanh liệt của Lý Thường Kiệt và nhân dân Đại Việt chống quân xâm lược của nhà Tống đã thể hiện thái độ nói trên. Sự nghiệp Lý Công Uẩn để lại nhiều bài học cho các triều đại về sau, nhất là ý chí của vua quan nhà Trần và toàn thể nhân dân trong sự nghiệp kiên quyết chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Sự nghiệp Lý Công Uẩn còn tiếp tục tỏa sáng qua ngàn năm lịch sử với những thành tích vẻ vang từ Lý Công Uẩn với vương triều Lý đến Hồ Chí Minh và dân tộc ta trong thời đại ngày nay.
Em tham khảo nhé:
Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Ôi! (Câu cảm thán) Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "Nhìn sông dựa núi" (Thế đất đẹp) (Dấu ngoặc đơn) vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
1. Lý do dời đô
a. Tiền đề lịch sử:
- Những lần đời đô của 2 triều đại trong lịch sử Trung Hoa:
+ Nhà Thương: năm lần dời đô.
+ Nhà Chu: ba lần dời đô.
- Mục đích: Mưu nghiệp lớn, xây dựng đất nước phồn thịnh lâu dài, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
- Kết quả: Đất nước vững bền, phong tục phồn thịnh.
=> Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ đã tạo nên một tiền đề vững chắc cho việc dời đô.
=> Cách đưa dẫn chứng thể hiện đặc điểm tâm lí của con người Trung đại: Noi gương tiền nhân.
b. Tình hình thực tế của đất nước:
- Hai nhà Đinh Lê theo ý riêng của mình, khinh thường mệnh trời.
- Kết quả: triều đại không lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi.
- Tác giả kết hợp giữa lý và tình (“Trẫm rất đau xót về việc đó”) khiến lời văn tác động đến tình cảm của người đọc.
=> Lí lẽ và cảm xúc kết hợp làm tăng sức thuyết phục.
=> Khẳng định việc dời đô khỏi Hoa Lư là việc cần thiết.
2. Những nguyên nhân lựa chọn thành Đại La là nơi đóng đô:
- Thành Đại La có những lợi thế:
+ Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.
+ Về vị trí địa lí: nơi trung tâm mở ra 4 hướng, có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội (có thế “rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…”)
+ Về vị thế chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh.
=> Thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
3. Mệnh lệnh dời đô
- Ban bố: Dựa vào sự thuận lợi của Đại La để định đô.
- Cách thức ban bố: Đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”
=> Mệnh lệnh ngắn gọn, thấu tình, đạt lí.
=> Cách kết thúc này mang tính chất đối thoại trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Bài chiếu thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chữ và tình cảm chân thành.
=> Tình cảm yêu mến thành Đại La và ý định dời đô đến vùng đất này xuất phát từ ý đồ mưu toan nghiệp lớn, từ một tầm nhìn xa trông rộng đến mai sau, vì lợi ích của muôn dân trăm họ. Nó thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, vững mạnh phồn thịnh lâu dài.
Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông. Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra được nơi đây, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành.
Bạn tham khảo ạ:
Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dàiHoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
Tham khảo:
Lý Thái Tổ (974 –1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, Kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Ông đã góp công xây dựng vương triều Lí trở thành một triều đại thịnh trị, khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng cố khối đại đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kì lớn mạnh, hùng cường của dân tộc. Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình ra thành Đại La.
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Chiếu dời đô phản ánh khát vọng dân tộc về một đất nước cường thịnh, tự do, độc lập. Đây là một áng văn cổ đầy độc đáo, sáng tạo của ông cha ta, ngôn ngữ của bậc đế vâng được thể hiện với đầy đủ sự uy nghi, trang trọng, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng thương yêu nhân dân, luôn dồn hết tâm tư vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc của Lý Công Uẩn – vị minh quân có công sáng lập ra nhà Lý, và dời đô về Thăng Long, mở ra một trang sử phồn thịnh của dân tộc. Theo ý kiến giáo sư Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý.
TK:
“Chiếu dời đô” không chỉ là một văn bản chính trị quan trọng của dân tộc mà còn là áng văn chính luận đặc sắc của Lý Thái Tổ - vị vua khai sinh ra vương triều nhà Lý. B. Thân bài: *Đôi nét về tác giả Lý Thái Tổ - Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ - Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công + Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ + Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên. - Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước * tác phẩm Luận điểm 1: Những tiền đề, cơ sở để dời đô (Lí do phải dời đô) - Nhắc lại lịch sử dời đô của các triều đại hưng thịnh ở Trung Quốc: + Nhà Thương: 5 lần dời đô ; nhà Chu: 3 lần dời đô + Lí do dời đô của 2 nhà Thương, Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, …hễ thấy thuận tiện thì đổi. + Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh ⇒ Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử. - Phê phán hai nhà Đinh, Lê: + Khinh thường mệnh trời + Không biết noi theo các tấm gương sáng của 2 nhà Thương, Chu + Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được. ⇒ Những cơ sở thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lý lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển. Luận điểm 2: Những lợi thế bậc nhất của thành Đại La - Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được + Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả 4 hướng nam, bắc, đông, tây, phía trước là sông phía sau được bao bọc bởi núi. + Thế đất: “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng + Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng + Dân cư: không bị ảnh hưởng cảu thiên tai ngập lụt + Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống ⇒ Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến. Luận điểm 3: Lời tuyên bố của vua - Chiếu là một thể văn chính luận được dùng để nhà vua ban bố mệnh lệnh đến quần thân, thiên hạ, vì vậy, lời văn trong chiếu thương trang trọng, cứng nhắc và mang sắc thái bắt buộc. - Lời tuyên bố của vua Lý Thái Tổ lại khác: đầu tiên vua đưa ra mong muốn dời đô của bản thân, sau đó lại hỏi ý kiến quần thần ⇒ thể hiện sự gần gũi, mang tính dân chủ, không ép buộc, gò bó, xa cách. Đó chính là sự khác biệt của vua Lý Thái Tổ - một vị vua yêu nước, thương dân, hết lòng muốn cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Luận điểm 4: Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, logic, chứng cứ xác thực tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ - Câu văn biền ngẫu tạo nhịp điệu - Sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Chiếu dời đô” xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực. - Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua đó, ta thấy được tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Lý Thái Tổ đối với đất nước, nhân dân.