K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Viêm đường hô hấp cấp do virus

Do nhiều loại virus gây nên như virus SARS-CoV-2, virus MERS-CoV, Rhinovirus, Adenovirus,…

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp; rửa tay thường xuyên với nước rửa tay khô hoặc xà phòng; súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt mũi miệng; báo ngay cho cơ quan y tế nếu có triệu chứng;…

2. Viêm mũi

Viêm mũi cấp tính thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng,… Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với các bệnh lí viêm xoang – họng mạn tính.

Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…

3. Viêm họng cấp

Có thể do các loại virus hoặc các chủng vi khuẩn gây ra nhưng virus là nguyên nhân thường xuyên hơn.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; tránh tụ tập nơi đông người; tránh tiếp xúc với người bệnh; giữ ấm cơ thể tránh uống nước đá, hút thuốc, uống rượu gây kích ứng niêm mạc họng; xúc miệng bằng nước muối;…

4. Viêm phế quản cấp

Thường là do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.

Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại, khói bụi; giữ ấm cơ thể; duy trì thói quen mang khẩu trang; tăng cường sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và thể dục thể thao thường xuyên; điều trị các bệnh lí nhiễm trùng tai, mũi, họng triệt để; tiêm phòng vaccine cúm;…

5. Viêm phổi

Có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm.

Tiêm phòng; tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn; không hút thuốc lá; tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…

6. Lao phổi

Xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi.

Tiêm vaccine phòng lao; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao; thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng; đeo khẩu trang thường xuyên;…

7. Ung thư phổi

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi và tỉ  lệ này sẽ gia tăng nếu người đó gặp phải các yếu tố sau: hút thuốc lá, tiếp xúc với các khí độc, xạ trị.

Không hút thuốc lá và hút thuốc thụ động; giảm lượng radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, sử dụng máy lọc không khí,…; phòng chống phơi nhiễm phóng xạ; phòng chống ô nhiễm không khí; tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao; tầm soát ung thư định kì để được can thiệp sớm, giảm nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân;…

Tham khảo!

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng chống

1. Bệnh mạch vành

Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,…

Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn; kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; giữ tinh thần vui vẻ;…

2. Suy tim

Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ, bệnh lí tuyến giáp,…

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim như: bệnh động mạch vành, huyết áp cao, $cholesterol$ cao, tiểu đường hay béo phì,…; có một chế độ ăn uống cân bằng, bớt mỡ,bớt muối; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, thừa cân;…

3. Huyết áp cao

Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…; do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi); do di truyền;…

Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;…

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

 Tên biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng 

1. Tính vòng kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường nằm trong khoảng 28 - 32 ngày, tương đương thời gian 1 tháng. Ngày 14 - 15 sau ngày đầu tiên xuống máu là ngày rụng trứng. Theo chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian chia ra để tính xác suất của việc thụ thai: thời điểm xác suất tương đối (lúc hành kinh), thời điểm có xác suất mang thai cao nhất (khoảng ngày 10 - 20 của chu kỳ kinh nguyệt), và thời điểm tránh thai cao nhất ( khoảng 10 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt).

2. Đặt vòng tránh thai

Loại vòng này cũng có hình chữ T nhưng thay vì chứa đồng, chúng sẽ chứa hormone nội tiết, thường dùng loại Mirena và Liletta.

Lượng hormone nội tiết sẽ được giải phòng từ từ trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng, đồng thời làm chất nhầy ở tử cung dày, đặc quánh tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng; đồng thời làm lớp niêm mạc tử cung mỏng đi ngăn cản quá trình thụ thai.

3. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai kết hợp hoạt động theo 2 cách. Đầu tiên, nó ngăn không để xảy ra hiện tượng rụng trứng, nghĩa là khiến buồng trứng không còn giải phóng trứng hàng tháng. Bên cạnh đó, nó cũng làm dày thêm chất nhầy ở cổ tử cung - chất này có tác dụng giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng đến tử cung và thụ tinh với trứng. Việc làm dày chất nhầy sẽ ngăn cản tinh trùng vào tử cung.

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin làm dày nhất nhầy tử cung để tinh trùng không thể gặp trứng; làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để dù trứng có được thụ tinh thì cũng ít có khả năng làm tổ trong tử cung.Loại thuốc này chỉ có hiệu lực khi bạn uống đều đặn mỗi ngày vào cùng một khung giờ, nếu uống muộn hơn 3 giờ thì phải dùng thêm biện pháp ngừa thai khác. 

4. Thắt ống dẫn trứng

Thắt ống dẫn trứng là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn ở phụ nữ hay còn được gọi là triệt sản nữ. Mục đích của quá trình này là ngăn trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung qua ống dẫn trứng hoặc ngăn không cho tinh trùng di chuyển lên ống trứng để thụ tinh. Phương pháp này không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

5. Thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh chỉ là một phương pháp nhằm ngăn chặn sự di chuyển của tinh trùng khiến cho tinh trùng không có trong tinh dịch khi nam giới xuất tinh. Tinh trùng sẽ tồn tại ở mào tinh, ống sinh tinh. Sau một thời gian, tinh trùng sẽ tự “chết”. Vì thế, đây là phương pháp ngừa thai cho hiệu quả lên đến 99 %

6. Sử dụng bao cao su

Bao cao su nam làm bằng nhựa latex mỏng để lồng vào dương vật cương cứng trước khi giao hợp. Khi lồng bao cao su vào dương vật sẽ còn một khoảng trống 1cm ở đầu bao. Tinh dịch sẽ được chứa trong khoảng trống đó mà không vào trong âm đạo để gây thụ thai.
 Các bệnh tiêu hóa Nguyên nhân Cách phòng tránh
 1. Tiêu chảy

 - Do virut hoặc vi khuẩn

- Do ăn uống không hợp vệ sinh

- Rửa tay trước khi trước ăn và sau khi ăn

- Ăn chín uống sôi

- Không ăn thực phẩm ôi thiu 

 

Các bệnh học đường  Nguyên nhân Cách phòng tránh 
1. Bệnh béo phì 

- Do lười vận động

- Do ăn nhiều các đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa dầu mỡ, uống nhiều nước có gas,...

- Thường xuyên vận động 

- Ăn uống hợp lí 

- Không ăn đồ ngọt quá nhiều 

a) Bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm bệnh giang mai, lậu,...

- Hậu quả khi mắc các bệnh đó là:

+ Gây tổn thương tin, gan, thận

+ Gây vô sinh

+ Con sinh dễ mù lòa

+ Sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh

b) Mang thai ở tuổi học sinh đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập vì:

+ Dễ bị sảy thai, tăng nguy cơ tử vong của người mẹ

+ Có thể bỏ học ảnh hưởng đến tương lai sau này 

- Để tránh mang thai ở tuổi học sinh chúng ta cần:

+ Không quan hệ tình dục khi ở độ tuổi học sinh 

+ Tình bạn trong sáng, lành mạnh

8 tháng 8 2023

Dù là ai, ở độ tuổi nào thì cũng đều có thể gặp vấn đề với chức năng tuần hoàn. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn điển hình có thể kể đến như:

- Cao huyết áp.

- Bệnh tiểu đường.

- Béo phì hoặc quá thừa cân nặng.

- Tiền sử gia đình đối với bệnh tim mạch.

- Nồng độ cao cholesterol trong máu.

- Nhịp tim rối loạn.

- Suy tim.

- Động mạch bị xơ vữa.

- Hút thuốc lá, có tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

- Thường xuyên dùng chất kích thích và rượu bia.

- Biện pháp phòng tránh bệnh suy thận:

+ Uống nước đầy đủ 

+ Không sử dụng thuốc lá

+ Chế độ ăn uống hợp lí

- Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận:

+ Không nhịn tiểu lâu

+ Không nên ăn quá mặn

+ Uống nước đầy đủ

- Bệnh lao phổi:

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn lao gây nên

+ Triệu chứng: ho nặng, đau lồng ngực, ho ra máu, cơ thể suy nhược, sốt,...

+ Hậu quả: Làm phổi bị phá hủy, các cơ quan nội tạng khác cũng có nguy cơ bị vi khuẩn lao tấn công gây hại, ngoài ra sự phát tán qua không khí dễ dàng làm cho dịch bệnh dễ nổi lên ảnh hưởng đến xã hội

+ Biện pháp phòng tránh: tiêm phòng vaccine , ăn uống đủ chất, không sử dụng chất kích thích, chăm chỉ vận động thể thao, khi có dấu hiệu bệnh phải tự cách li và đi khám kịp thời

- Trong quá trình nuôi cá tôm ở mật độ cao phải dùng quạt nước vì quạt nước giúp tăng nồng độ oxygen trong nước giúp cá, tôm hô hấp dễ dàng

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Bệnh tiêu hóa

 

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Sỏi mật

Sỏi mật hình thành là sự kết tụ của các chất cặn cứng có trong túi mật của cơ thể - bộ phận có chức năng lưu trữ, tiết ra mật là các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Sỏi mật hình thành thường do có quá nhiều cholesterol, chất thải hoặc do túi mật hoạt động sai cách.

gây đau nhức dữ dội, nguy hiểm hơn khi sỏi bị tắc nghẽn trong ống mật gây viêm sưng, xuất huyết

- Đi khám sức khỏe định kỳ

- Luyện tập thể dục mỗi ngày.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. - Uống đủ nước mỗi ngày.

-  Ăn thực phẩm giàu đường bột và chất xơ - Ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

 

 

Viêm loét dạ dày- đại tràng

chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, nhiễm khuẩn HP,...

gây những vết viêm loét khó lành ở niêm mạc dạ dày - đại tràng. Những vết loét này sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu nếu không được điều trị tốt, hậu quả gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,... rất nguy hiểm.

- Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích, thực phẩm cay nóng: Ớt, mù tạt, tiêu… ...

- Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. ...

- Tránh stress. ...

- Tránh thức khuya.

 

 

Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

 

Bệnh béo phì

do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động

Bệnh béo phí ở trẻ không không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp…

Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu

vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu

Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quang, viêm thận…

Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu, uống nhiều đủ lượng nước lọc trong ngày, không ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em  nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh.

 Nguyên nhân bên ngoài Nguyên nhân bên trong 

 a) Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh

 b) Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

 d) Ô nhiễm môi trường

 e) Tiếp xúc với người bệnh

 h) Làm việc ở môi trường có nhiều chất độc hại

 i) Thức quá khuya

 c) Yếu tố di truyền

 g) Tuổi tác